Hướng dẫn mở tài khoản ICMarkets

ICMarkets là một sàn giao dịch ngoại hối (forex) và CFDs (hợp đồng chênh lệch) trực tuyến nổi tiếng, có trụ sở tại Australia. Sàn giao dịch này cung cấp cho nhà đầu tư trên toàn thế giới một nền tảng giao dịch trực tuyến chuyên nghiệp và các công cụ giao dịch tiên tiến. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn một hướng dẫn chi tiết về cách mở tài khoản ICMarkets.

Bước 1: Truy cập trang web ICMarkets

Truy cập trang web của ICMarkets tại địa chỉ https://www.icmarkets.com/. Sau đó, bạn sẽ thấy nút “Mở tài khoản” (Open Account) ở góc trên cùng bên phải của trang web. Bấm vào nút đó để tiếp tục.

Bước 2: Chọn loại tài khoản

Sàn giao dịch ICMarkets cung cấp cho bạn ba loại tài khoản khác nhau để lựa chọn, đó là:

  • Tài khoản Raw Spread
  • Tài khoản cTrader
  • Tài khoản chứng khoán (Stocks Account)

Bạn có thể chọn loại tài khoản phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của mình. Nếu bạn mới bắt đầu giao dịch, chúng tôi khuyên bạn nên chọn tài khoản Raw Spread.

Bước 3: Điền thông tin cá nhân

Sau khi chọn loại tài khoản, bạn sẽ được yêu cầu điền vào một biểu mẫu đăng ký. Bạn phải cung cấp thông tin cá nhân của mình như họ tên, địa chỉ email, số điện thoại, địa chỉ và ngày sinh.

Bước 4: Xác thực thông tin

Sau khi hoàn thành biểu mẫu đăng ký, bạn sẽ nhận được một email xác thực từ ICMarkets. Bạn phải nhấp vào đường liên kết trong email để xác nhận thông tin của mình.

Sau khi xác thực thông tin của bạn, bạn sẽ nhận được một email khác từ ICMarkets với các thông tin đăng nhập và hướng dẫn cách tài khoản của bạn được kích hoạt.

Bước 5: Nạp tiền vào tài khoản

Sau khi tài khoản của bạn được kích hoạt, bạn sẽ phải nạp tiền vào tài khoản để bắt đầu giao dịch. ICMarkets cung cấp nhiều phương thức nạp tiền khác nhau như thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng, ví điện tử, và nhiều hơn nữa. Bạn có thể lựa chọn phương thức nạp tiền phù hợp với mình.

Bước 6: Tải xuống phần mềm giao dịch

Sau khi nạp tiền vào tài khoản, bạn có thể tải xuống phần mềm giao dịch của ICMarkets. Phần mềm này có sẵn cho Windows, Mac và cả thiết bị di động. Nếu bạn muốn giao dịch trực tiếp từ trình duyệt của mình, bạn cũng có thể truy cập vào nền tảng giao dịch trực tuyến của ICMarkets.

Bước 7: Bắt đầu giao dịch

Sau khi đã tải xuống phần mềm giao dịch, bạn có thể đăng nhập vào tài khoản của mình và bắt đầu giao dịch. ICMarkets cung cấp cho nhà đầu tư rất nhiều công cụ giao dịch tiên tiến và dễ sử dụng để giúp bạn tìm kiếm các cơ hội giao dịch tốt nhất trên thị trường.

Trên đây là các bước chi tiết để mở tài khoản ICMarkets. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ với đội ngũ hỗ trợ khách hàng của ICMarkets để được giải đáp. Chúc bạn may mắn và thành công trong việc giao dịch trên sàn ICMarkets!

Thị trường tài chính là gì?

Thị trường tài chính có lẽ là 1 trong những thuật ngữ mất bất cứ ai cho dù không tham gia vào lĩnh vực này, cũng từng phải nghe thấy ít nhất 1 lần trong đời. Sở dĩ như vậy là bởi nó là 1 trong những bộ phận cực kỳ quan trọng và bất cứ giao dịch tài chính nào cũng có thể gây ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày của chính bạn. Vậy thị trường tài chính là gì? Các công cụ tài chính nào đang được sử dụng ngày nay?

Thị trường tài chính là gì?

Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán các sản phẩm tài chính như: cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ forex, các sản phẩm phái sinh và hàng hóa cùng nhiều loại tài sản có giá trị khác. Một giao dịch được gọi là thành công hay khớp lệnh là khi lệnh của bên mua và  lệnh của bên bán phải trùng khớp với nhau.

Thị trường tài chính bao gồm những loại nào?

Thị Trường Chứng Khoán

Thị trường chứng khoán hay stock market là nơi cho phép các nhà đầu tư mua bán cổ phần của các công ty niêm yết công khai. Có hai loại thị trường chứng khoán: thị trường cơ cấp hay IPO là nơi các công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng trong lần mở bán công khai đầu tiên, và thị trường thứ cấp nơi mua bán chứng khoán từ các công ty được niêm yết.

Thị Trường Phi Tập Trung

Thị trường OTC (Over-the-Counter) là thị trường phi tập trung, không có địa điểm cụ thể, nơi những người tham gia thị trường giao dịch chủ yếu thông qua internet hoặc điện thoại.

Thị Trường Trái Phiếu

Thị Trường Trái Phiếu như tên gọi là nơi tập trung các loại trái phiếu cũng là nơi các tổ chức tới để kêu gọi hoặc thực hiện những khoản vay vốn lớn. Thường giá cổ phiếu và giá trái phiếu đi ngược nhau nếu cổ phiếu đi lên thì trái phiếu sẽ đi xuống và ngược lại. Có các loại trái phiếu chính gồm: Trái Phiếu Kho Bạc, trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu đô thị.

Thị Trường Tiền Tệ (vốn)

Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn nơi diễn ra các hoạt động cung và cầu về vốn. Là nơi giúp công ty lẫn chính phủ vượt qua các vấn đề thanh khoản trong ngắn hạn. Nói chung ở đâu có sự trao đổi, mua bán và giao dịch ngoại tệ thì ở đó chính là thị trường tiền tệ. Các tín phiếu kho bạc, giấy tờ thương mại, chấp nhận của ngân hàng, tiền gửi, chứng nhận tiền gửi, hối phiếu đòi nợ là các công cụ được giao dịch trên thị trường tiền tệ.

Thị Trường Phái Sinh

Thị trường phái sinh là các công cụ tài chính có giá trị bắt nguồn từ giá trị của các tài sản khác, vì thế giá trị của chúng phụ thuộc vào giá trị của tài sản cơ bản. Chứng khoán phái sinh có lẽ là loại sản phẩm phức tạp mang tính đột phá nhất, và đó là lý do khiến cho hình thức này nhận được nhiều sự quan tâm từ các nhà đầu tư, khiến cho khối lượng giao dịch hàng ngày đạt hàng nghìn tỉ đô la. Các loại hợp đồng kỳ hạn, tương lai, quyền chọn và hoán đổi là một số ví dụ điển hình cho các công cụ phái sinh được dùng trên thị trường phái sinh.

Thị Trường Ngoại Hối Forex

Trong những hình thức chúng tôi vừa kể trên thì thị trường ngoại hối (Forex) là thị trường tài chính lớn nhất thế giới. Được vận hành liên tục 24/5, với khối lượng giao dịch khổng lồ, ước tính 5,1 nghìn tỷ USD mỗi ngày. Forex là thị trường phi tập trung, không qua bàn giao dịch mà mọi hoạt động kinh doanh đều được thực hiện thông qua điện thoại, máy tính, smartphone…

Các hình thức giao dịch trên thị trường tài chính.

Hai hình thức giao dịch phổ biến nhất trong thị trường tài chính là giao dịch trực tiếp và giao dịch gián tiếp, trung gian thông qua các nhà môi giới hoặc các broker.

Hình thức giao dịch trực tiếp thường thấy ở thị trường bất động sản không qua môi giới, ở đó người mua bằng cách nào đó tìm thấy được tài sản tài chính của người bán, sau đó 2 bên thỏa thuận và đi đến thông nhất mua bán trực tiếp với nhau.

Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng có thời gian và công sức để tìm kiếm những người có nhu cầu mua hoặc bán tài sản. Chính vì thế mà hình thức giao dịch gián tiếp qua các nhà môi giới hay các đối tượng trung gian là hình thức phổ biến nhất hiện nay.

Trong số này giao dịch forex thông qua các sàn giao dịch có lẽ là hình thức quen thuộc với nhiều trader nhất. Các sàn giao dịch sẽ trở thành nơi trung gian kết nối nhà giao dịch với thị trường tài chính toàn cầu. Và thông qua họ, trader có thể thực hiện được các lệnh giao dịch forex, điều mà các cá nhân nhỏ lẻ không thể làm được nếu không có những broker này. Bù lại, sàn giao dịch sẽ thu 1 khoản phí để thực hiện công việc trung gian trên, thông qua phí spread hoặc phí hoa hồng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ giá ngoại hối trong forex

Tỷ giá hối đoái là một trong những yếu tố quyết định, gây ảnh hưởng tới sức khỏe 1 nền kinh tế. Ngoài các yếu tố như lãi suất và lạm phát, thì tỷ giá hối đoái cũng là 1 trong các chỉ số kinh tế được theo dõi, phân tích, vì chúng tác động trực tiếp đến lợi nhuận của bất cứ khoản đầu tư nào cũng như cán cân thương mại quốc gia.

Nghe thì quan trọng vậy nhưng tỷ giá hối đoái chỉ đơn giản là giá trị của một loại tiền tệ này so với loại tiền khác, mà chúng ta thường thấy trong các giao dịch ngoại hối forex. Không những vậy, do tính chất dễ biến động, nên tỷ giá luôn trồi sụt thất thường và cũng nghe rất nhạy cảm với mọi tin tức. Tuy nhiên, vì tiền tệ là sự ràng buộc, cấu thành từ nhiều thứ khác nhau, nên tìm hiểu các yếu tố gây ảnh hưởng tới tỷ giá tiền tệ sẽ phần nào giúp bạn giao dịch ngoại hối dễ dàng hơn.

Lãi suất và lạm phát

Lạm phát là sự tăng giá liên tục của các loại hàng hóa, dịch vụ theo thời gian, cũng như sự mất giá trị của một loại tiền tệ nào đó. Khi mức giá chung tăng cao, một đơn vị tiền tệ sẽ mua được ít hàng hóa và dịch vụ hơn so với trước đây, do đó lạm phát phản ánh sự suy giảm sức mua trên một đơn vị tiền tệ.

Lãi suất là tỷ lệ % nhất định sinh ra từ giao dịch cho vay giữa các bên. Lãi suất và lạm phát có 1 mối tương quan với nhau, bởi thực tế mọi người có xu hướng vay và chi tiêu nhiều hơn khi lãi suất thấp, chính điều này dẫn đến lạm phát tăng.

Những tỷ lệ này là chỉ số trực tiếp về hiệu quả kinh tế hiện tại và tương lai của một quốc gia, gây ảnh hưởng đến quyết định của các nhà đầu tư và giao dịch ngoại hối trên toàn cầu. Việc tăng lãi suất thường kéo theo sự gia tăng giá trị của đồng tiền nội tệ. Chúng thường xảy ra khi nền kinh tế phát triển quá nhanh và các ngân hàng trung ương tìm mọi cách để kìm lạm phát lại.

Thâm hụt tài khoản vãng lai (Current Account Deficits)

Tài khoản hiện tại là cán cân thương mại giữa một quốc gia nào đó với các đối tác thương mại của chính họ. Dùng để mô tả sự khác biệt về giá trị trong giao dịch hàng hóa và dịch vụ với các quốc gia khác. Nếu một quốc gia mua nhiều hơn bán thì cán cân thương mại bị thâm hụt. Gây ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái vì quốc gia này sẽ cần nhiều tiền tệ nước ngoài hơn, do đó làm giảm giá trị của đồng nội tệ so với ngoại tệ, hay nói cách khác là làm đồng nội tệ yếu đi.

Nợ chính phủ

Đây là tổng nợ quốc gia hoặc nợ công của chính phủ trung ương. Một quốc gia có công nợ chính phủ lớn sẽ khó lòng thu hút đầu tư nước ngoài và dễ dẫn đến lạm phát.

Nợ chính phủ cũng có thể xảy ra khi các nhà đầu tư nước ngoài bán trái phiếu ra thị trường nếu họ thấy trước được các khoản nợ của chính phủ đang ngày càng gia tăng. Dẫn đến việc đồng nội tệ vượt quá cung và làm giảm giá trị của nó, khiến cho đồng nội tệ trở nên yếu đi.

Điều khoản thương mại

Điều khoản thương mại là tỷ lệ giữa giá xuất khẩu so với giá nhập khẩu của một quốc gia. Khi giá xuất khẩu tăng lớn hơn giá nhập khẩu, điều khoản thương mại được cải thiện. dẫn đến doanh thu cao hơn, nhu cầu với đồng tiền nội tệ trở nên lớn hơn và làm tăng giá trị của đồng tiền lên.

Hiệu quả kinh tế

Một trong nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của một quốc gia là sự ổn định chính trị. Một đất nước, có môi trường chính trị ổn định, sẽ thu hút đầu tư nước ngoài nhiều hơn và ngược lại. Khi vốn nước ngoài tăng dẫn đến giá trị của đồng nội tệ cũng được đánh giá cao. Ngoài ra, bình ổn chính trị cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách tài chính và thương mại, giúp củng cố vững chắc giá trị đồng tiền quốc gia đó.

Suy thoái

Trong thời kỳ suy thoái, lãi suất của một quốc gia có khả năng giảm, do đó làm giảm cơ hội đầu tư đến từ nước ngoài. Gây suy yếu đồng tiền của quốc gia cũng làm cho tỷ giá hối đoái của đồng tiền đó giảm theo.

Đầu cơ

Các nhà đầu tư luôn muốn có nhiều thông tin dự đoán một loại tiền tệ quốc gia, nhằm xem xét giá trị của nó có thể tăng lên hay không; để kiếm lợi nhuận trong tương lai gần. Do đó, giá trị của đồng tiền tăng dẫn đến nhu cầu tăng theo. Điều này cũng làm gia tăng tỷ giá hối đoái.

Với rất nhiều yếu tố liên quan như trên đã khiến cho tỷ giá hối đoái thay đổi, biến động liên tục. Và điều này có thể gây khó chịu cho những người hay phải giao dịch ngoại hối. Mặc dù việc xem tỷ giá sẽ giúp bạn tìm được thời điểm thích hợp để trao đổi hay chuyển khoản. Nhưng tốt nhất là nên cập nhật tỷ giá hối đoái theo thời gian thực, đồng thời quan tâm đến các yếu tố chúng tôi vừa nêu trên để tìm ra xu hướng giá tốt nhất khi giao dịch. Chúc các bạn thành công!

 

DCA là gì? Chiến thuật bình quân giá là gì?

Bình quân giá hay Dollar-Cost Averaging (DCA) là một chiến lược đầu tư, trong đó nhà đầu tư chia tổng số tiền cho các giao dịch theo dạng định kỳ hoặc theo từng mức giá nhất định của một loại tài sản nào đó nhằm giảm thiểu rủi ro lên tổng số vốn họ đầu tư vào. Thực tế, chiến lược này không giống với việc bắt đáy nhằm cố gắng canh để mua với giá tốt nhất. Bình quân giá là phương pháp phù hợp với cả nhà đầu tư có kinh nghiệm và nhà đầu tư mới sẽ giúp họ giảm rủi ro nhiều hơn khi các khoản đầu tư bị sụt giảm giá trị.

DCA hay chiến thuật bình quân giá là gì?

Bình quân giá thực tế là một hình thức tuyệt vời cho việc đầu tư nhất là với tiền nhàn rỗi bạn đang có. Thay vì đầu tư tất cả vốn vào một lần, bạn sẽ chia nhỏ số tiền đầu tư thành các phần bằng nhau theo dạng cố định hoặc là theo các mức gúa bạn muốn trong một khoảng thời gian nào đó. Hình thức này áp dụng trong tất cả các loại tài sản, nhưng được các trader áp dụng nhiều nhất cho giao dịch tiền tệ kỹ thuật số.

Mục tiêu của chiến thuật bình quân giá là để giảm tác động biến động giá lên giá trị tài sản bạn đầu tư. Vì giá có thể sẽ thay đổi mỗi khi khoản đầu tư định kỳ được thực hiện với các mức giá khác nhau cũng sẽ làm giảm rủi ro nếu bạn mua 1 loại tài sản 1 lần duy nhất.

Ví dụ: thay vì đầu tư 6.000 USD vào một giao dịch, bạn có thể đầu tư 1.000 USD/ tháng trong sáu tháng liên tiếp. Giá trị tài sản bạn mua có thể tăng và giảm trong khoảng thời gian đó, nhưng số tiền đầu tư sẽ không bao giờ thay đổi chỉ là 1000 USD/tháng. Điều này có thể giúp bạn mua được một khoản ”hời” nếu giá giảm trong 1 khoảng thời gian nào đó hoặc bạn cũng có thể lỗ 1 chút ít nếu giá tăng. Tuy nhiên, về cơ bản phương pháp này sẽ giúp bạn loại bỏ rủi ro, đặc biệt nếu bạn chọn mua được ”giá đáy” thì rất có thể bạn sẽ ”hốt bạc” khi thị trường lạc quan, tăng giá trở lại. Đặc biệt chúng sẽ không căng thẳng và rủi ro như khi bạn đạn đầu tư cả 1 khoản tiền lớn cùng 1 lúc.

Cách thức hoạt động của chiến thuật bình quân giá (DCA)

Giả sử bạn sẽ đầu tư vào 1 mã cổ phiếu X nào đó với tổng số tiền là 6.000 đô la trong 6 tháng qua, nhưng tại thời điểm bạn quyết định mua, cổ phiếu có xu hướng tăng giá. Chính vì thế bạn quyết định sử dụng DCA trong khoảng thời gian sáu tháng với số tiền 1.000 đô la/tháng bất kể giá cổ phiếu có tăng hay giảm như thế nào. Đây là kết quả sau 6 tháng đầu tư:

Nhìn hình ảnh trên bạn sẽ thấy thay vì đầu tư toàn bộ 6.000 đô la trong tháng đầu tiên và số cổ phiếu bạn mua được chỉ là 750 cổ phiếu. Nhờ vào việc bình quân giá sau 6 tháng tổng số cổ phiếu bạn mua được đã gấp đôi lên tới 1525 cổ phiếu. Có được điều này là nhờ vào giá cổ phiếu tăng giảm trong suốt 6 tháng qua đỉnh điểm là giá đã giảm chỉ còn 2 USD/ cổ phiếu, như vậy với 1000 USD bạn đã mua được 500 cổ phiếu. Và tới tháng thứ 6 giá cổ phiếu đã tăng lên thành 6,66 USD với số lượng 1525 cổ phiếu bạn đang có đã giúp bạn thu về 10.156 USD nếu bạn bán toàn bộ, so với 6000 USD đầu tư ban đầu bạn đã lời được hơn 5000 USD. Ngược lại, nếu ngay từ ban đầu bạn tất tay mua cả 6000 USD thì với 750 cổ phiếu bạn có trong tay số tiền bạn thu về chỉ là 4995 USD đồng nghĩa bạn đã lỗ hơn 1000 USD.

Như vậy, bằng cách tuân thủ chiến lược đầu tư đều đặn theo hình thức bình quân giá nhà đầu tư đã thu về hơn 4000 USD tiền lời. Đây cũng là lý do khiến cho một số nhà đầu tư xem bình quân giá là một hình thức đầu tư ít rủi ro nhờ vào việc phân bổ vốn trong một khoảng thời gian được định sẵn.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bất cứ hình thức đầu tư nào cũng chứa đầy rủi ro, bình quân giá cũng không ngoại lệ. Trong một số trường hợp bạn vẫn bị thua lỗ, nhất là khi sản phẩm bạn đang muốn đầu tư có xu hướng tăng dần.

Đã là đầu tư ai cũng muốn “mua thấp bán cao”, tuy nhiên trong nhiều trường hợp khi áp dụng chiến lược bình quan giá hình thức này sẽ không được tối ưu hóa. Hãy xem ví dụ bên dưới để hiểu rõ hơn vấn đề này:

Chúng tôi vẫn sử dụng giả thiết sử dụng 6000 để đầu tư. Tuy nhiên do giá tiếp tục tăng nên nhà đầu tư, cuối cùng, chỉ mua được 476 cổ phiếu. Nếu ngay từ đầu thay vì DCA, nhà đầu tư đã tất tay mua liền 1 lúc cả 6000 USD thì số cổ phiếu anh ta có sẽ là 750 cổ phiếu và tính theo giá ở thời điểm cuối cùng đạt 15.62/cổ phiếu, lợi nhuận nhà đầu tư thu về sẽ là 11.715 USD. Nhưng vì sử dụng DCA nên số tiền anh ta có được với 476 cổ phiếu chỉ là 7435 USD. Mặc dù vẫn kiếm được lợi nhuận, tuy nhiên nó ít hơn rất nhiều so với việc mua toàn bộ cổ phiếu ở thời điểm ban đầu.

Một số lưu ý khi sử dụng chiến thuật bình quân giá DCA

Hình thức bình quân giá được áp dụng rất nhiều trong việc mua bán tiền điện tử. Đối với giao dịch forex việc DCA sẽ mang lại rủi ro cực cao vì có sử dụng đòn bẩy, nên khi thị trường biến động cực mạnh việc cháy tài khoản là điều rất dễ xảy ra. Chính vì thế bạn nên cân nhắc khi sử dụng phương thức bình quân giá với đầu tư forex.

Với tiền điện tử bạn chỉ nên tìm cách gifnh quân giá với các đồng coin top, các loại coin rác, tí giá trị thì tốt nhất không nên đầu tư, cho dù giá trị của chúng có là như thế nào đi nữa thì nguy cơ các đồng coin này bị sàn delist rất cao, cho nên hãy cân nhắc trước khi tham gia đầu tư.

Ngoài ra, để có 1 chiến lược DCA hợp lý bạn cần phải biết cách xác định xu hướng lúc này các kiến thức phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều.

Và 1 điểm bạn đừng bao giờ quên chính là nên có mức chốt lời hay cắt lỗ cụ thể, đặc biệt là cắt lỗ, vì thị trường tài chính nói chung hay thị trường forex nói riêng đều vô cùng biến động chính vì thế, không ai sẽ biết điều gì sẽ xảy ra nên các bạn hãy đặt mức cắt lỗ. Cái này có thể do bạn tự cân đối, quản lý vốn hoặc đặt theo các tỷ lệ rõ ràng, ví dụ nếu giá cổ phiếu, đồng coin hay bất cứ cái gì bạn mua xuống tới mức đó thì bạn phải cắt lỗ 1 cách dứt khoát không tiếc nuối. Hoặc bạn cũng nên có các mốc thời gian cụ thể khi đầu tư theo tuần hay theo tháng để từ đó có chiến lược cụ thể. Chúc các bạn thành công!

So sánh phần mềm MT4 và MT5

Đã là 1 nhà giao dịch Forex chắc chắn bạn không thể nào không biết tới phần mềm giao dịch MT4. Bởi nếu không có chúng cùng với internet, forex mãi mãi sẽ chỉ là bộ môn giao dịch dành cho nhà giàu, các big boys, các cá mập…

Kể từ thời điểm xuất hiện vào năm 2000 cho tới nay, phần mềm MT4 đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình trở thành cầu nối giữa các trader nhỏ lẻ và sàn giao dịch. Tuy nhiên, sau 1 thời gian dài ra mắt cùng với sự phát triển MT4 lâu dần cũng có những bất cập, những nhược điểm khiến cho hãng MetaQuotes đã nghĩ tới việc phải cho ra mắt 1 phần mềm khác là phiên bản cải thiện 1 số chức năng hiện có của MT4 nhằm phù hợp với nhu cầu thị trường hơn. Và sau 5 năm nghiên cứu, tới năm 2010, MT5 đã được ra đời để đáp ứng các nhu cầu trên.

Vậy MT5 là gì?

Như có nói trước đó, MT5 chính là người anh em sinh sau đẻ muộn của MT4, được ra đời để cung cấp các chức năng mới và cải thiện một số chức năng bất cập của phiên bản trước (MT4). Trong đó phải kể đến sự khác biệt về ngôn ngữ MetaQuotes, nếu Metatrader 5 sử dụng MQL5 thì Metatrader 4 sử dụng MQL4. Không những vậy, phần mềm MT5 cũng được cải thiện với giao diện đẹp mắt, có chiều sâu ngoài ra còn bổ sung thêm các tính năng liên quan tới lệnh chờ, cũng như hỗ trợ nhiều công cụ phân tích cùng các chỉ số độc quyền giúp trader có nhiều trải nghiệm tốt hơn khi giao dịch.

Về cơ bản, Metatrader 5 được thiết kế để có thể giao dịch ở nhiều dạng thị trường hơn ngoài Forex, chẳng hạn như cổ phiếu và hàng hóa, vì nó dễ dàng tích hợp vào các sàn giao dịch tập trung.

Sở dĩ như vậy bởi Forex là một thị trường hoàn toàn phi tập trung cùng một số nhà cung cấp thanh khoản trong thị trường khổng lồ này vơi nhiều mức giá khác nhau. Cổ phiếu và hàng hóa, sau này được giao dịch chủ yếu dưới dạng hợp đồng tương lai (thực hiện một số hợp đồng có thời hạn sử dụng khác nhau), thường phải được giao dịch thông qua một quy trình tập trung trước khi quyền sở hữu có thể thay đổi hoàn toàn nhờ hiệu lực pháp lý. Tại thời điểm phát triển rất có thể Metaquotes đã thấy trước sự bùng nổ giao dịch hàng hóa và cổ phiếu bán lẻ nên đã thiết kế phần mềm phù hợp với thị trường với tên gọi MT5.

Yếu tố thiết kế khác biệt chính là sự tuân thủ quy tắc của Hoa Kỳ, không có sự bảo hiểm rủi ro, trong đó tuyên bố rằng các khách hàng của các nhà môi giới Forex ở Hoa Kỳ phải giao dịch với F.I.F.O. Điều này đồng nghĩa nếu một nhà giao dịch Buy 1 lot EUR / USD, sau đó lại muốn Sell 1 lot EURUSD (đây là phương pháp hedging mở 2 lệnh ngược nhau cho 1 cặp tiền tệ) thì bắt buộc giao dịch đầu tiên phải được đóng trước khi thực hiện giao dịch thứ hai. Tuy nhiên, trong phiên bản mới được cập nhật ở MT5 đã cho phép bạn giao dịch theo Hedge giống phần mềm MT4.

Ngoài ra, các lệnh được thực hiện trong MT4 luôn theo dạng riêng lẻ, cho dù bạn có giao dịch chung 1 cặp, chung 1 mức giá đi chăng nữa, trong khi đó Metatrader 5 tự động tổng hợp tất cả các vị thế này lại. Tuy nhiên, chính vì thế mà nó lại có lợi cho các nhà giao dịch ở Hoa Kỳ hơn vì họ chịu rất nhiều ràng buộc về mặt pháp lý khi giao dịch forex, nhưng ở nhiều các nơi khác trên thế giới, nhà giao dịch việc gộp chung lệnh như trên khiến nhà đầu tư có thể khó lòng quản lý và phòng ngừa rủi ro. Cũng chính vì thế MT5 được phát triển để thu hút thị trường phi Forex và thị trường Hoa Kỳ để đáp ứng nhu cầu mang tính đặc thù mà Metatrader 4 không thể làm được.

So sánh phần mềm MT4 và MT5

Thiết kế giao diện

MT5 trông rất giống với người tiền nhiệm của nó là phần mềm MT4 với các bố cục chính gồm: Market Watch, Navigator, Trading và Biểu đồ.

Các thay đổi đáng kể nhất là thiết kế lại các button (các nút hiển thị) trông có vẻ đẹp mắt như mấy nút hiển thị biểu đồ nền, biểu đồ thanh và biểu đồ đường. Về cơ bản nếu bạn nhìn thoáng qua  sẽ không thấy bất kỳ sự khác biệt nào giữa MetaTrader 5 và MetaTrader 4.

Giao diện MT4 trông như thế này:

Còn đây là giao diện của MT5:

Khung thời gian

Ngoài các khung thời gian tiêu chuẩn giống như MT4 bao gồm: M1, M5, M15, M30, H1, H4, D1, W1 và MN, MT5 còn cung cấp thêm rất nhiều các khung khác nhau nữa cho bạn chọn lựa như: M2, M3, M4, M6, M10, M12, M20, H2, H3, H6, H8, H12.

Ở nền tảng MT4, nếu muốn sử dụng thêm nhiều khung thời gian, bạn bắt buộc sẽ phải cài đặt thêm các script đặc biệt được viết riêng cho ngôn ngữ MQL4. Trong khi đó với MT5, bạn chỉ cần nhấn vào bảng điều khiển nằm trên cùng rồi thêm các khung thời gian bạn muốn vào biểu đồ là xong

Giao dịch

Trước đây, MT5 không hỗ trợ phương pháp hedging, nhưng nhờ 1 bản cập nhật của nền tảng vào tháng 4 năm 2016, hedging đã được vào MetaTrader 5 giống như MT4.

Tuy nhiên, nếu ở MT4 hình thức này bạn sẽ được mặc định sẵn thì tại MT5 khi mở lệnh bạn có thể sẽ vào tích thêm yêu cầu trong quá trình mở tài khoản hoặc mở lệnh (tùy từng sàn giao dịch) thì hedging mới được phép áp dụng với tài khoản của bạn.

Quản lý lệnh giao dịch

Với MT5 bạn có thể kéo và thả mức dừng lỗ và chốt lời bằng chuột. Tính năng này hoạt động trong mọi chế độ và nó được xem như là mặc định ở MT5.

Với phần mềm MT4, tính năng này chỉ hoạt động khi bạn kích hoạt chế độ One Click Trading”. Và nếu One Click Trading”. bị tắt trong MT4, việc sửa đổi lệnh thay đổi điểm dừng lỗ chốt lời sẽ khó khăn hơn so với MT5.

Lựa chọn công cụ tài chính và độ sâu thị trường (market depth)

MT5 cung cấp nhiều loại công cụ tài chính phong phú hơn so với MetaTrader 4. Các nhà giao dịch có thể lựa chọn công cụ tài chính không chỉ cho các cặp tiền tệ, kim loại và CFD, mà còn cho hợp đồng tương lai, chỉ số và chứng khoán. Không giống như MT4, vì MT5 gần với bản chất của thị trường tập trung OTC, nên chúng dễ dàng được điều chỉnh để xử lý các giao dịch của quỹ ETF dễ dàng hơn.

MetaTrader 5 còn cung cấp độ sâu thị trường (market depth) để xem các mức giá và khối lượng có liên quan cho một sản phẩm giao dịch nhất định. Và phần mềm MT4 thì không thể nào thực thi được tính năng này.

Báo cáo

So với MT4, thiết bị MT5 đã cải thiện rất nhiều tính năng báo cáo, như cho phép thiết lập báo cáo dưới dạng tài liệu XML mở, có thể được trích xuất trong Excel hoặc Calc. Rất hữu ích trong việc phân tích chiến lược giao dịch.

Trong khi đó MT4 chỉ cho phép các nhà giao dịch lưu báo cáo ở định dạng HTML bằng cách sử dụng phương pháp tiêu chuẩn. Trader có thể sử dụng tập lệnh của bên thứ ba để tạo báo cáo Excel / Calc. MT5 đã thay thế phương pháp này bằng một giải pháp dễ dàng hơn. Ngoài ra, MT5 cung cấp báo cáo bằng bất kỳ ngôn ngữ được hỗ trợ nào của nền tảng, trong khi MT4 chỉ có thể tạo báo cáo bằng tiếng Anh mà thôi.

Công cụ chỉ báo

Khả năng phân tích đã được hãng MetaQuotes nâng cấp nhiều hơn trong MT5. Danh sách các dòng, biểu tượng và các công cụ đồ họa khác đã được chỉnh sửa lại. Cũng như thích hợp thêm 1 số công cụ như sóng Elliott mà bạn có thể vẽ sóng chỉ bằng vài cú click chuột, đây là điều mà MT4 không làm được.

Số lượng các chỉ báo cũng đã được tăng lên tìm kiếm và cài đặt cũng trở nên dễ dàng hơn. Với MT4, bạn sẽ phải tải tệp chỉ báo xuống sau đó sao chép chúng vào thư mục của chỉ báo, rồi khởi động lại MT4 mới sử dụng được.

Phần phía dưới cùng của thiết bị ở mục Toolbox được tích hợp thêm hai tab mới Đầu tiên là tab Company cung cấp cho nhà giao dịch quyền truy cập trực tiếp vào phần giao dịch thuộc trang web của nhà môi giới. Ngoài ra, Tab Lịch cho phép truy cập nhanh vào lịch biểu của các sự kiện kinh tế quan trọng mà không cần phải truy cập lịch Forex từ 1 bên thứ ba. Ngoài ra, các sự kiện kinh tế có trong lịch cũng được hiển thị trực tiếp trên biểu đồ dưới dạng biểu ngữ với từng mốc thời gian cụ thể điều mà. MT4 không có được.

Robot giao dịch

Phần mềm cho MetaTrader 4 và MetaTrader 5 được viết bằng các ngôn ngữ khác nhau. Nếu MT4 sử dụng MQL4 thì MT5 sử dụng MQL5. Một điều chắc chắn không thể hoán đổi 2 loại ngôn ngữ này cho nhau, nên các robot đã sử dụng trên MT4 sẽ phải có những chỉnh sửa thì mới có thể sử dụng được tại MT5.

Các sàn giao dịch sử dụng MT5

Hiện tại hầu hết các sàn đều có phần mềm MT5 mà bạn có thể mở tài khoản và trải nghiệm như: Exness, FBS, ICMarkets… Các bạn cần lưu ý ICMarkets gần như đã loại bỏ MT5 ra khỏi các phần mềm giao dịch mà sàn cung cấp. Sở dĩ chúng tôi nói gần như loại bỏ là bởi trước đây các sản phẩm tích hợp trong MT5 của ICMarkets rất phong phú có rất nhiều cổ phiếu để bạn giao dịch, nhưng thời gian gần đây IC đã loại bỏ hết mã cổ phiếu này, nên sản phẩm giao dịch chỉ còn 4 cặp tiền tệ forex. Nên bạn có thể cân nhắc chuyển qua dùng MT5 tại sàn khác.

Hướng dẫn download phần mềm MT5

Với máy tính: Để tảu phần mềm này về sử dụng, bạn cần phải truy cập vào broker bạn đăng ký tài khoản giao dịch, như ví dụ ở đây tôi lấy là sàn ICMarkets chẳng hạn, tìm tới phần nền tảng hoặc Platform rồi tìm tới MT5 để tiến hành tải về và cài đặt tương tự như phần mềm MT4.

Với điện thoại: bạn chỉ cần lên Play Store hoặc Apple Store tìm MT5 tải về, rồi kết nối với server, mật khẩu, số tài khoản sàn cung cấp cho bạn là có thể bắt đầu giao dịch được rồi.

Về cơ bản cách thức đăng nhập hay đặt lệnh của MT5 đều giống với MT4 nên tôi sẽ không đi sâu vào phần này.

Đây là giao diện MT5 của sàn ICMarkets sau khi bạn đã cài đặt xong:

Về cơ bản trông chúng không khác là bao so với MT4, nên bạn hoàn toàn có thể sử dụng, các cấu tạo lệnh được cài đặt cũng khá giống với người anh em MT4. Trong các bài viết sau chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết cách sử dụng các lệnh MT5. Các bạn nhớ đọc để ủng hộ chúng tôi nhé!

 

Flash Crash là gì? Nguyên nhân nào dẫn tới Flash Crash?

Flash Crash là gì?

Flash Crash hiểu đơn giản chính là sự bán tháo 1 loại cổ phiếu, một cặp tiền tệ nào đó khiến giá giảm đi hàng trăm pip chỉ trong 1 thời gian cực ngắn. Flash Crash diễn ra khiến giá sụt nhanh và mạnh tới mức nếu trader nào đang giao dịch vào đúng thời điểm đó sẽ chỉ há hốc mồm, mắt trân trân nhìn màn hình hoặc ngay lập tức hỏi Google để xem chuyện quái gì đang xảy ra???

Nguyên nhân nào dẫn tới Flash Crash?

Lỗi của con người: Uỷ ban giao dịch chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) đã xem con người chính là nguyên nhân xảy ra các sự cố định kỳ trong thị trường chứng khoán cũng như thị trường khác. Nếu nhà giao dịch hoặc các nhà quản lý quỹ thực hiện các lệnh giao dịch với 1 khối lớn theo cơ chế thực thi ngay lập tức trên thị trường được coi là thủ phạm dẫn tới sự cố Flash Crash.

Sự cố máy tính / phần mềm: Sự khác biệt về dữ liệu bắt nguồn từ thị trường hoặc sàn giao dịch cũng được xem như là lý do dẫn tới việc dữ liệu giá không chính xác liên quan đến sự cố flash. Ngoài ra, lỗi trong mã lập trình của các hệ thống giao dịch tự động còn gây ra hậu quả tiêu cực không lường trước được.

Gian lận: Một hành vi được gọi là ” giả mạo” liên quan đến việc đặt các lệnh bán khối lớn tại thị trường chỉ bị hủy khi giá đến gần. Uỷ ban Giao dịch Hàng hóa và Tương lai Hoa Kỳ (CFTC) coi phương thức này là nguyên nhân của một vụ Flash Crash năm 2010 của chỉ S & P 500.

Giao dịch cao tần (HFT): HFT là một phương pháp giao dịch gây tranh cãi trong đó hệ thống tự động điều khiển bởi các thuật toán được sử dụng để nhận ra các điều kiện thị trường thay đổi nhằm thực hiện giao dịch phù hợp. Các hệ thống HFT có thể đặt 1 khối lượng lớn đơn đặt hàng trên thị trường với tốc độ cực nhanh do đó gây ra một động thái tiêu cực trong việc định giá. Dù vai trò các công ty HFT vẫn còn gây tranh cãi, nhưng các ngân hàng trung ương như Bundesbank, Đức tin rằng chính những công ty HFT làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố Flash Crash.

Các vụ Flash Crash kinh điển làm rung chuyển thị trường tài chính

Flash Crash NYSE 2010

Flash Crash NYSE đã dẫn đến sự sụp đổ bất ngờ trên TTCK Mỹ vào ngày 06/05/2010 khiến cho chỉ số Dow Jones giảm 1000 điểm chỉ trong vòng 10 phút trước khi phục hồi trở lại. Trong khi đó rất nhiều cổ phiếu trên sàn Sở giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) giảm xuống còn 1 USD hoặc thấp hơn. Cho đến cuối ngày hôm đó, chỉ số Dow Jones đã phục hồi khá nhanh lên tới 70%. Chính điều này đã khiến vàng tăng kỷ lục lên tới 1.200 USD/Oz.

Theo điều tra của cảnh sát, Navinder Sarao, một người Anh chính là hung thủ dẫn tới tình trạng bán tháo trên. Các nhà điều tra phát hiện ra rằng Sarao đã từng thực hiện và hủy bỏ hàng tăm hợp đồng tương lai “E-mini S & P”. Anh ta đã tham gia vào một chiến thuật giao dịch bất hợp pháp, kết quả là, Waddell & Reed đã buộc phải phá vỡ hợp đồng trị giá 4,1 tỷ đô la.

Tập đoàn CME cảnh báo Sarao và nhà môi giới của ông, MF Global, rằng các giao dịch của Sarao được cho là lừa đảo thao túng giá thị trường bằng cách xây dựng giá sai, sau đó nhanh chóng bán chúng đi để kiếm lợi nhuận.

Vào thời điểm đó, mọi người đều nghĩ rằng vụ tai nạn là do cuộc khủng hoảng nợ của Hy lạp. Nếu ECB để Hy lạp vỡ nợ, nó có thể kích hoạt mặc định của các quốc gia có nợ khác như Bồ Đào Nha, Ireland, Và Tây Ban Nha. Các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu của các quốc gia này sẽ phải chịu những khoản lỗ lớn. Vì các nhà đầu tư chủ yếu là ngân hàng, tương tự như những gì đã xảy ra trong cuộc khủng hoảng tín dụng ngân hàng năm 2007. Gây ra nỗi sợ về sự đóng băng tín dụng ở các ngân hàng Châu Âu. Tuy nhiên, thực tế lại do 1 tay Sarao tạo nên.

Flash Crash trái phiếu 2014

Vào ngày 15 tháng 10 năm 2014, lãi suất trái phiếu kho bạc 10 năm đã giảm từ 2,0% xuống 1,873% trong vài phút sau cũng nhanh chóng tăng trở lại. Đó là mức giảm lớn nhất kể từ năm 2009. Nhiều người đổ lỗi cho các chương trình thuật toán, do đó 60% giao dịch được thực hiện qua hệ thống điện tử, thay vì qua điện thoại truyền thống. Điều đó đã làm cho hệ thống máy tính gần như không đủ sức phản ứng với những khối giao dịch quá lớn dẫn đến Flash Crash.

Flash Crash của NASDAQ 

NASDAQ nổi tiếng với các Flash Crash. Vào ngày 22 tháng 8 năm 2013, NASDAQ đã đóng cửa từ 12:14 chiều EDT đến 3:25 chiều EDT. Một trong những máy chủ tại NYSE không thể giao tiếp với máy chủ NASDAQ để cung cấp dữ liệu giá chứng khoán. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng vấn đề không thể giải quyết và máy chủ tại NASDAQ đã ngừng hoạt động.

Chính lỗi này của NASDAQ đã gây thiệt hại lên tới 500 triệu USD, khi IPO đầu tiên của Facebook được công bố. Vào ngày 18 tháng 5 năm 2012, IPO đã bị trì hoãn trong 30 phút. Nói cách khác, nhà giao dịch không thể đặt, thay đổi hoặc hủy đơn hàng. Sau khi trục trặc được khắc phục, đã có 460 triệu cổ phiếu được giao dịch thành công.

Flash Crash gây ảnh hưởng như thế nào tới thị trường tài chính?

Một trong những lo ngại chính là khi Flash Crash xảy ra sẽ dẫn tới sự cố suy thoái. Sự sup đổ của thị trường chứng khoán báo hiệu sự mất niềm tin vào nền kinh tế. Khi sự tự tin không được phục hồi, nó sẽ dẫn đến suy thoái. Tuy nhiên, các nhà đầu tư tin rằng Flash Crash chỉ là trục trặc kỹ thuật, chứ không phải là sự mất niềm tin của nhà đầu tư vào thị trường.

Nhưng nếu Flash Crash kéo dài đủ lâu cũng sẽ gây lo ngại, tạo ra sự mất niềm tin đó. Nhất là khi diễn ra vào các chu kỳ kinh doanh nó cũng có thể gây ra suy thoái kinh tế.

 

Market Sentiment là gì?

Bạn cảm thấy thế nào về thị trường tài chính – bạn nghĩ rằng chúng sẽ tăng hay giảm trong tương lai? Nếu trả lời được câu hỏi đó, thì bạn đã hiểu mức độ cảm xúc của bạn đối với thị trường tài chính là như thế nào, cho dù bạn giao dịch cổ phiếu, ngoại hối hay bất cứ sản phẩm nào khác.

Thị trường tài chính được thúc đẩy bởi cảm xúc và đây là một trong những lý do chính khiến các nhà đầu tư có thể tìm thấy cơ hội giao dịch. Lấy cổ phiếu làm ví dụ, một trong những lý do chính khiến giá cổ phiếu không nhất thiết phải khớp với giá trị sổ sách của công ty là vì những gì nhà đầu tư đã kỳ vọng đã vượt quá các nguyên tắc cơ bản của doanh nghiệp và giá cả.

Điều này cho thấy tầm quan trọng của yếu tố cảm xúc đối với thị trường, nhưng bạn cũng cần phải kết hợp các hình thức khác như phân thích kỹ thuật hoặc phân thích cơ bản mới có thể quan sát một cách rõ nét về bức tranh thị trường.

Hiểu tâm lý thị trường là một chuyện, nhưng giao dịch được hay không lại là chuyện khác. Vì thị trường luôn có những suy nghĩ khác hoàn toàn với cái bạn muốn, cái bạn kỳ vọng. Vậy làm sao để bạn theo dõi tâm lý thị trường và làm thế nào để bạn giao dịch nó?

Tâm lý thị trường là gì?

Tâm lý thị trường đại diện cho tâm trạng của thị trường tài chính và cảm giác chung giữa các nhà giao dịch, cho dù là giao dịch ngoại hối, thị trường chứng khoán hay bất cứ điều gì khác. Điều này sẽ giúp bạn đánh giá tương lai của một thị trường đang lạc quan hay bi quan để giao dịch.

Nếu thị trường đang cảm thấy tích cực và lạc quan thì đây được gọi là thị trường tăng trưởng và một thị trường bi quan là thị trường tiêu cục, dự đoán giá sẽ giảm hay còn gọi là thị trường gấu.

Thực tế, việc đo lường tâm lý thị trường khá là khó khăn vì triển vọng của thị trường đều được định hình bởi bất cứ thứ gì. Do đó, các nhà đầu tư cần phải phân tích theo nhiều hướng khác nhau để đảm bảo họ nắm bắt được thông tin nhiều nhất có thể về thị trường mà họ giao dịch.

Ngoài ra, trong khi phần lớn thị trường sẽ nghiêng về cách này hay cách khác, mọi người tham gia đều có quan điểm riêng nhằm giải thích tại sao thị trường lại hoạt động theo cách đó và xu hướng tiếp theo là gì. Trong khi ý kiến của đại đa số thường đưa ra quan điểm chung về thị trường, thì lại có những nhà đầu tư tìm cách chống lại tâm lý thống trị tức là luôn tìm cách đánh ngược sóng. Khi thị trường tăng lại tìm cách sell và ngược lại khi thị trường giảm lại tìm cách buy.

Một trong những yếu tố quan trọng tận dụng tâm lý thị trường để giao dịch là có thể đọc được xu hướng tiếp theo chuẩn bị diễn ra là gig, và đó cũng là nơi mà sự sợ hãi và tham lam xuất hiện.

Cảm xúc giao dịch: Nỗi tham lam và sự sợ hãi

Cảm giác chi phối trong thị trường thường quyết định tâm lý chung của một thị trường. Hầu hết các nhà đầu tư đều tìm cách đi theo xu hướng chung của giá. Và cho dù vậy thì tới 1 thời điểm nào đó tâm lý cũng sẽ đạt tới đỉnh điểm (tâm lý tăng hoặc tâm lý giảm). Hiểu rõ khi nào giá đạt đỉnh là điều quan trọng đối với các nhà đầu tư để họ tránh mua vào. Hoặc phải đối mặt với sự suy thoái (tham lam) bán hết khi giá chạm đáy ngay trước khi giá bắt đầu tăng trở lại (nỗi sợ).

Phát hiện ra được sự sợ hãi hoặc tham lam sẽ giúp trader xác định thời điểm thoát hàng khi giá bắt đầu giảm, hoặc tìm cách mua trở lại khi giá đã chạm tới đáy.

Làm thế nào để giao dịch theo tâm lý thị trường?

Khối lượng có thể là một cách để đánh giá thị trường đang cảm thấy như thế nào. Điều này đặc biệt đúng đối với cổ phiếu và quyền chọn vì nó hướng đến lãi suất tăng hoặc giảm. Ví dụ, nếu giá cổ phiếu của công ty tiếp tục tăng nhưng khối lượng bắt đầu giảm, chẳng hạn, thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy cổ phiếu đã rơi vào trạng thái quá mua.

Ngoài ra, các chỉ số tâm lý thị trường là một trong những công cụ hữu ích nhất để các nhà đầu tư đánh giá xu thế thị trường hiện tại như thế nào và đang ở trạng thái bi quan hay tích cực, nhằm tìm ra các cơ hội để mua vào hoặc bán ra. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các chỉ số này nên được sử dụng cùng với phân tích kỹ thuật và phân tích cơ bản khác để cho bức tranh thị trường được rõ nét hơn.

Một số công cụ được các nhà đầu tư sử dụng để xác định tâm lý thị trường là:

Cam kết của thương nhân (Commitment of Traders-COT): COT được công bố bởi Uỷ ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) vào mỗi thứ sáu hàng tuần và cho thấy các vị thế Buy và sell của các nhà giao dịch đầu cơ và thương mại. Điều này giúp phác thảo động thái thị trường một cách chi tiết dựa vào quá trình giao dịch của các big boys (như các quỹ phòng hộ, ngân hàng và tập đoàn). Nếu COT cho thấy nhà giao dịch có động thái dịch chuyển làm giá giảm dần/ tăng dần trong xu hướng thị trường tăng giá/giảm giá, điều này chỉ ra thị trường chuẩn bị có một bước ngoặt mới.

Chỉ số biến động (Volatility Index-VIX): Còn được gọi là chỉ số sợ hãi,, VIX theo dõi giá quyền chọn và đo lường biến động. Được sử dụng như một cách để nhà đầu tư tự bảo vệ mình trước mọi sự điều chỉnh về giá giống như là một chính sách bảo hiểm vậy. Đồng nghĩa VIX càng cao cho thấy xu hướng hiện tại càng dễ đảo chiều. Nếu chỉ số VIX thấp cho thấy tâm lý thị trường đang ổn định và xu hướng hiện tại sẽ tiếp tục.

Chỉ số đo lường tâm lý cao / thấp (High/low sentiment ratio): Một trong những cách dễ nhất để tìm hiểu xem thị trường đang trong tâm trạng phấn chấn hay hoang mang chính là Chỉ số đo lường tâm lý cao/thấp (High/low sentiment ratio). Nhờ dựa trên việc so sánh có bao nhiêu cổ phiếu đang hướng tới mức cao nhất trong 52 tuần trước so với số cổ phiếu tạo ra mức thấp trong 52 tuần. Nếu hướng trung bình của thị trường hiển thị mức thấp thì những con gấu đang kiểm soát – thị trường giảm và khi thị trường ở các mức cao hơn thì những con bò đang kiểm soát – thị trường tăng.

Chỉ số phần trăm tăng (Bullish Percentage Index): một chỉ số giúp bạn tìm hiểu mức tăng của thị trường. Chỉ số sử dụng tín hiểu điểm và tín hiệu mua, liệt kê số lượng cổ phiếu đã tạo ra tín hiệu mua trong một chỉ số nhất định. Dựa theo đồ thị Point and Figure Chart (P&F), các cổ phiếu mang tín hiệu mua hoặc bán một cách rõ ràng với thang điểm dưới dạng phần trăm từ 0% đến 100%. Các nhà đầu tư áp dụng ngưỡng riêng của họ vào chỉ số này để xác định xem diễn biến thị trường, và sẵn sàng cho các lệnh Sell trong thời gian tới. Nếu thị trường nằm dưới mức 30% hoặc 20% sẽ cho thấy thị trường đang ở mức quá bán và có khả năng sẽ tăng lại trong thời gian tới.

Như vậy, có rất nhiều cách để đo lường tâm lý thị trường, giúp trader suy đoán và đi trước thị trường 1 bước, trước khi có biến cố lớn xảy ra. Đừng bao giờ đánh giá thấp tâm lý thị trường. Các nhà đầu tư nên cố gắng tiếp nhận càng nhiều thông tin càng tốt. Hãy lắng nghe cả phe bò và phe gấu, xâu chuỗi lại nhằm tạo ra 1 bức tranh hoàn chỉnh về tâm lý thị trường để tạo hiệu quả cao trong giao dịch. Chúc các bạn thành công!

Hướng dẫn cách Backtest EA trên MT4

Backtest EA là gì?

Backtest EA là quá trình thử nghiệm chiến lược giao dịch dựa trên dữ liệu lịch sử, khi quá trình backtest diễn ra, sẽ cho bạn thấy chiến lược đã được thực hiện như thế nào trong quá khứ, bằng cách sử dụng tất cả dữ liệu có sẵn. Nhiều nhà giao dịch sử dụng EA đều tin rằng một hệ thống hoạt động tốt trong quá khứ thì nó cũng sẽ hoạt động tốt trong tương lai. Chính vì thế, Backtest thực sự là 1 quá trình quan trọng với những ai sử dụng EA. Trong bài viết sau đây tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cho các bạn cách sử dụng Backtest EA trong phần mềm MT4. Nếu bạn đang quan tâm tới vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé.

Trước khi đi vào vấn đề cụ thể về Backtest EA, bạn cần phải hiểu EA là gì.

Các bạn cần lưu ý: quy trình Backtest EA sẽ phải làm nhiều lần. Chính vì thế, trước khi thực hiện bạn nên thử Backtest trên tài khoản thử nghiệm (demo). Nếu Backtest thành công thì ít nhất nó sẽ mang lại hy vọng để bạn Backtest trên các tài khoản thực. Không những vừa giúp bạn tiết kiệm tiền, chúng còn mang lại cho bạn cái nhìn sâu sắc về cách EA xử lý các tình huống khác nhau của thị trường. Không có gì đảm bảo rằng nó sẽ hoạt động 100% trong tài khoản live, nhưng việc thực hiện trên tài khoản demo sẽ giúp bạn biết được các nhược điểm của chiến lược. Nếu bạn là dân IT, bạn có thể tự sửa chữa các lỗi đó. Trong trường hợp mua từ các coder khác, bạn có thể yêu cầu coder chỉnh sửa ở các phiên bản nâng cấp sau.

Dữ liệu báo giá tiền tệ – thứ nhất định phải có nếu muốn BackTest EA

Dữ liệu báo giá tiền tệ là một yếu tố quan trọng khi muốn Backtest. Một chương trình backtest tiêu chuẩn trên thiết bị đầu cuối MetaTrader 4 chỉ cần sử dụng dữ liệu từ trung tâm lịch sử MT4 và thường bấy nhiêu là đủ cho Expert Advisors (EA) không mở rộng. Tuy nhiên, với một số EA có quy mô mở rộng, đón giao dịch trong vòng 1- 15 pips, ngay cả sự thay đổi giá nhỏ nhất cũng có thể tạo ra sự khác biệt rất lớn. Vì vậy, để hiểu tác động cụ thể, bạn càng có nhiều dữ liệu kết quả bạn thu được sẽ càng khả quan hơn.

Các lưu ý khi thực hiện BackTest

Trước khi Backtest, điều quan là phải thiết lập phí spread một cách chính xác. Ví dụ, bạn không nên thử nghiệm chiến lược với mức chênh lệch quá thấp, có thể thử mức chênh lệch từ 3 pip trở lên. Nếu thử nghiệm hoạt động tốt, đồng nghĩa nó có thể hoạt động ổn định ở mức chênh lệch thấp hơn. Bên cạnh mức chênh lệch, bạn cũng nên thiết lập khung thời gian chính xác nhất.

Một tính năng hữu ích khác là backtest trong chế độ trực quan. Điều này sẽ làm mất nhiều thời gian hơn, nhưng biểu đồ sẽ chạy cùng với chiến lược giao dịch, để bạn thấy rõ việc vào lệnh và thoát lệnh là như thế nào.

Nếu gặp lỗi, bạn có thể truy cập vào Nhật ký nằm bên dưới cùng của trình kiểm tra chiến lược. Trong trường hợp bạn không phải là lập trình viên MQL, hãy chia sẻ báo cáo lỗi này với nhà phát triển EA của bạn để sửa chữa các lỗi trên.

Làm sao để phân tích được kết quả sau khi BackTest?

Sau khi hoàn thành backtest, bạn có thể tải kết quả báo cáo xuống bằng cách đặt con trỏ vào trình kiểm tra chiến lược và nhấp chuột phải chọn tải về hoặc Save:

Khi báo cáo tải xuống bạn có thể lưu nó lại, mỗi 1 mẫu báo cáo sẽ hiển thị giao dịch được thực hiện với cách cài đặt, cách vào lệnh, thoát lệnh, stop loss, v.v. Tốt nhất bạn nên lưu từng báo cáo trong các cài đặt khác nhau, và phân tích tất cả các dạng báo cáo để tìm ra phương pháp tối ưu nhất. Lưu ý backtest ở tài khoản demo không có nghĩa là chúng cũng sẽ hoạt động tốt trong môi trường giao dịch thực. Nên việc Backtest trực tiếp vẫn là cách duy nhất để kiểm tra, tìm kiếm các lỗi còn tồn đọng trong các chiến lược.

Hướng dẫn backtest trong Metatrader (MT4)

Để BackTest trước hết bạn cần phải có một EA. Bạn có thể tìm hiểu cách code chúng, hoặc mua từ một số nhà cung cấp đáng tin cậy.

Khi đã có Expert Advisor, hãy mở bảng điều khiển Strategy Tester bằng cách nhấp vào View và sau đó chọn Strategy Tester như bên dưới:

Một bảng điều khiển xuất hiện ở dưới cùng của nền tảng MT4:

Sau đó bạn làm theo hướng dẫn theo từng số thứ tự được đánh dấu để sử dụng Backtest EA như bên dưới nhé:

  1. Hãy chọn 1 EA bạn muốn cài đặt từ trong danh sách có tên gọi là “Expert ”
  2. Tại phần “ Symbol” chọn cặp tiền tệ và khung thời gian bạn muốn backtest ở mục “Period” nằm bên tay phải.

Lưu ý: hãy tải dữ liệu lịch sử cho cặp tiền tệ bạn Backtest trước khi tiếp tục, bạn có thể  đọc hướng dẫn về cách tải dữ liệu trong Metatrader nếu bạn không biết cách thực hiện.

  1. Chọn giá trị Model. Có ba khả năng lựa chọn:

“Every tick” cho phép bạn có một backtest chính xác hơn, nhưng nó rất chậm vì MT4 sẽ phải đọc giá Mở cửa, giá Cao, giá Thấp và giá Đóng cửa từ tập dữ liệu lịch sử và tạo giá ngẫu nhiên bên trong mỗi nến, bắt đầu từ giá mở cho đến khi đóng.

“Open Close Only” Chỉ có một số thông số để chạy backtest nếu chiến lược của bạn là trung hạn, bạn không quan tâm đến các chuyển động bên trong nến đơn và bạn không cần đọc giá cao và thấp. Phương pháp này sẽ nhanh hơn nếu bạn cần chạy nhiều thử nghiệm để tối ưu hóa

“Control Points” khuyên bạn không nên sử dụng phương pháp này vì chúng sẽ chỉ chạy dựa trên các khung thời gian gần nhất.

  1. Chọn mức phí spread theo mức phí của sàn bạn giao dịch. Tốt nhất bạn nên chọn mức Spread lớn gấp 2 lần so với phí spread bạn phải trả thực sự.
  2. Bỏ chọn dòng “Use date” vì nó sẽ làm giảm phạm vi kiểm tra của bạn.
  3. Bỏ chọn dòng “Optimization” nếu bạn chạy backtest lần đầu tiên.
  4. Nhấp vào nút Start và bắt đầu chạy backtest.

Trong ví dụ dưới đây tôi đang chạy các backtest cho Expert Advisor có tên là “High Potential Days”, sử dụng khung thời gian M1 cho cặp EUR/USD cho toàn bộ lịch sử được tải trong lịch sử dữ liệu của tôi.

Sau khi chạy sẽ có một phần được gọi là “Graph” xuất hiện trong phần biểu đồ. Trong phần Kết quả trực tuyến, bạn có tất cả các thông số và hiệu suất trong chiến lược của mình, như các hình ảnh dưới đây:

Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách BackTest EA. Thực tế, backtest là công cụ hoàn hảo để kiểm tra chất lượng EA. Nhiều nhà phát triển tạo ra những lỗi nhỏ (lỗi) có thể được giải quyết chỉ bằng backtest. Các bạn cần lưu ý dữ liệu càng nhiều thì khả năng BackTest sẽ càng chính xác. Nên trước khi BackTest hãy đảm bảo bạn có đủ dữ liệu để thực hiện, bạn nhé. Chúc các bạn thành công!

 

Cài đặt Indicator đếm ngược thời gian kết thúc nến cho MT4

Candle Closing Time Remaining (CCTR) hay còn gọi là chỉ báo đếm ngược thời gian, giúp thông báo thời gian còn lại của cây nến đang chạy trên biểu đồ. Chỉ báo này được các nhà giao dịch theo mô hình nến rất yêu thích, đặc biệt chúng còn phù hợp với những trader thích lướt sóng hay giao dịch theo lối day trading (giao dichk trong ngày). Tuy nhiên, phần mềm MT4 lại không hỗ trợ CCTR, nếu muốn sử dụng bạn bắt buộc phải tự cài thêm. Trong bài viết sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt và cách sử dụng CCTR một cách hiệu quả nhất.

Indicator đếm ngược thời gian kết thúc nến là gì?

Candle Closing Time Remaining (CCTR) giúp cho bạn biết còn bao lâu nữa thì cây nến hiện tại sẽ đóng cửa như hình minh họa bên dưới.

Có thể thấy, khi nhìn vào góc phải màn hình ở trên biểu đồ trên tại khung H1, bạn sẽ biết cây nến hiện tại sẽ đóng cửa sau gần 39 phút nữa. Nếu là trader giao dịch theo mô hình nến thì đây thực sự là 1 tính năng bạn nên có để hỗ trợ giao dịch tốt hơn, cũng như biết thời điểm vào và thoát lệnh một cách hợp lý nhất.

Chỉ báo CCTR có các đặc điểm sau:

  • Có thể thay đổi được màu sắc và kích thước hiển thị
  • Tùy chỉnh được vị trí xuất hiện trên biểu đồ
  • Hiển thị thời gian máy chủ.
  • Phát âm thanh cảnh báo khi nến sắp đóng.
  • Mã code sạch.

Tại sao phải quan tâm thời gian còn lại của nến?

Nếu bạn đã hiểu rõ về tầm quan trọng và cách dùng thời gian còn lại của nến, bạn có thể bỏ qua phần này và xem hướng dẫn dowload và cài đặt ở mục tiếp theo.

Có một câu ngạn ngữ cổ phương Tây nói rằng ”Timing is everything” tức là thời điểm là tất cả. Đối với các trader giao dịch swing hay dài hạn hơn sẽ không cần tính toán điểm vào lệnh quá chi li tới từng giây, từng phút. Họ có thể chỉ cần nhìn vào biểu đồ một lần mỗi ngày để xem có gì mới không. Việc giá bị giảm trong vòng 1 tiếng đồng hồ không có nhiều ý nghĩa với các trader kiểu này cho lắm.

Tuy nhiên, nếu chúng ta giao dịch trong thời gian ngắn hơn thì việc tính toán chính xác thời gian giao dịch đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Các trader ngắn hạn luôn phải trong tâm thế chuẩn bị hành động nếu cây nến tiếp thep xuất hiện, tức là phải luôn sẵn sàng cho tín hiệu giao dịch tiềm năng. Nhưng làm sai để biết khi nào cây nến tiếp theo sẽ xuất hiện?

Vâng, đó chính là nhiệm vụ của các chỉ báo về thời gian chẳng hạn như CCTR. Với những indicator như thế, chúng ta có thể biết chính xác số phút và giây còn lại của nến. Nhờ đó, bạn có thể nắm bắt cơ hội giao dịch nhanh chóng và kịp thời khi cây nến tiếp theo mở cửa.

Hướng dẫn cách download chỉ báo CCTR trên MT4

Nền tảng MetaTrader 4 (MT4) mặc định sẽ không có các chỉ báo đếm ngược thời gian. Do đó, chúng ta cần tự tải và cài đặt chỉ báo CCTR.

  • Bước 1: Tải về indicator CCTR tại đây
  • Bước 2: Giải nén file vừa tải về và copy vào thưc mục MQL4. Nếu bạn không biết thư mục MQL4 ở đâu trên máy tính của mình thì có thể click chuột phải vào biểu tượng của MT4 trên Desktop sau đó chọn Open File Location.
  • Bước 3: Mở hoặc khở động lại MT4
  • Bước 4: Từ cửa sổ ” Navigator”, hãy nhấn Ctrl + N.
  • Bước 5: Cài đặt các thông số và nhấn OK. Chỉ báo CCTR sẽ xuất hiện trên biểu đồ của bạn.

Ở đây, bạn có thể cài đặt các thông số như sau:

  • location: Cài đặt nơi biểu đồ sẽ xuất hiện. Trong hình minh họa bên trên, thông số này đang là Top – Left, tức là CCTR sẽ xuất hiện góc trên, bên trái biểu đồ.
  • displayServerTime: Cài đặt hiển thị giờ theo máy chủ
  • playAlert: Âm thanh cảnh báo. Trong hình minh họa đang để Off tức chỉ báo sẽ không phát ra âm thanh khi nến sắp đóng cửa
  • fontSize: Lựa chọn kích thước font chữ
  • Colour: Lựa chọn màu sắc.

Tổng kết

Thông qua bài viết trên chắc hẳn bạn đã hiểu được tầm quan trọng của các chỉ báo đếm ngược thời gian cũng như biết cách cài đặt và sử dụng indicator CCTR rồi. Chúng tôi hy vọng những kiến thức này sẽ giúp bạn phát triển chiến lược giao dịch forex của bản thân một cách đầy đủ và hiệu quả hơn, nhằm kiếm được lợi nhuận từ thị trường forex. Chúc bạn thành công!

 

Keltner Channel (KC) là gì? Hướng dẫn cài đặt và sử dụng Keltner Channel hiệu quả

Keltner Bands hay còn gọi là Keltner Channel (Kênh Keltner) là một indicator cực kỳ mạnh mẽ và hiệu quả, báo hiệu cho trader những điểm bất thường trong hành vi giá. Mặc dù vậy, các nhà giao dịch thường hay sử dụng Bollinger Bands hơn (1 chỉ báo có cấu tạo tương tự như Keltner Channel), nên Keltner Channel ít được nhiều trader qaun tâm và biết đến.

Tuy nhiên, Keltner Channel thực sự là 1 chỉ báo thú vị, không những vậy chúng còn khắc phục được một số nhược điểm mà Bollinger Bands đang mắc phải. Nên, nếu biết kết hợp thêm với các phân tích, các chỉ báo khác, thì Keltner Channel sẽ trở thành vũ khí lợi hại, giúp bạn dễ dàng kiếm lời từ forex.

Chỉ báo Keltner Channel là gì?

Keltner Channel hay Kênh Keltner được nhà giao dịch Chester W. Keltner giới thiệu lần đầu năm 1960, trong cuốn sách “How To Make Money in Commodities” (Làm thế nào để kiếm tiền trên thị trường hàng hóa).

Đây là một dải băng bao xung quanh và chạy theo giá, bao gồm một đường trung tâm, 1 đường kênh trên và 1 đường kênh dưới. Hai đường kênh trên và dưới cách đường trung tâm một hoặc nhiều ATR. Chỉ báo này là một  lagging indicator (chỉ báo chậm), thuộc nhóm các chỉ báo thể hiện phạm vi giá, tương tự như Bollinger Bands.

Chỉ báo Keltner Channel bao gồm các thành phần sau:

  • Đường trung tâm: Chính là đường trung bình động MA, thường sẽ là EMA 20.
  • Đường kênh trên: Được tính bằng cách lấy đường trung tâm cộng cho một, hai hoặc ba ATR.
  • Đường kênh dưới: Được tính bằng cách lấy đường trung tâm cộng cho một, hai hoặc ba ATR.

Có thể dễ dàng nhận ra đây là chỉ báo 2 trong 1, là sự kết hợp giữa đường EMA và chỉ báo ATR. Nếu đường EMA chỉ ra xu hướng giá thì ATR lại chỉ ra độ biến động của nến. Nhờ sự kết hợp này, Keltner Channel sẽ cho chúng ta biết được xu hướng giá hiện tại là tăng hay giảm kèm với thông tin về phạm vi biến động giá.

Theo đó, khi vẽ Keltner Channel, chúng ta sẽ cài đặt các thông số cho chỉ báo này như sau:

  • Chọn loại MA: Có nhiều lựa chọn về đường MA như SMA, EMA, DMA, WMA. Mỗi loại MA đều có những đặc trưng riêng. Thông thường, chúng tôi chọn EMA để làm đường trung tâm.
  • Thông số cho MA: Thông số cao sẽ thể hiện xu hướng dài hạn và loại nhiễu. Nhưng nếu bạn muốn chỉ báo phản ứng nhanh với giá thì có thể chọn thông số thấp hơn. Thông số mặc định là 20
  • Thông số cho ATR: Bạn muốn đường kênh trên và kênh dưới cách đường trung tâm bao nhiêu ATR? 1 ATR sẽ là hơi ngắn vì khi đó Keltner Channel sẽ ôm sát lấy giá và liên tục bị phá vỡ. 4 ATR có thể sẽ là hơi dài vì khi đó giá ít khi nào chạm vào 2 kênh của chỉ báo. Tùy thuộc vào từng thị trường mà bạn có thể tùy chỉnh thông số này cho phù hợp. Hãy chọn thông số sao cho Keltner Channel bao bọc được phần lớn biểu đồ giá, khoảng 90 – 95% là hợp lý.

Ý nghĩa của chỉ báo Keltner Channel

Thứ nhất, độ dốc của kênh sẽ chỉ ra xu hướng của giá. Nếu kênh đang dốc lên, xu hướng ngắn hạn ở hiện tại là tăng trong khi nếu kênh dốc xuống, xu hướng ngắn hạn ở hiện tại là giảm.

Thứ hai, đường kênh trên đóng vai trò kháng cự trong khi đường kênh dưới đóng vai trò hỗ trợ. Khi thị trường chưa có xu hướng rõ ràng, giá thường có xu hướng bật xuống khi chạm vào kênh trên và bật lên khi chạm vào kênh dưới. Tuy nhiên, khi xu hướng tăng xuất hiện, biểu đồ có thể liên tục chạm vào đường kênh trên. Tương tự vậy, khi thị trường giảm, giá có thể liên tục chạm vào đường kênh dưới.

Sự khác nhau giữa Keltner Channel và Bollinger Bands

Bollinger Bands là một chỉ báo kinh điển mà các tài liệu nhập môn nào về phân tích kỹ thuật cũng đều nhắc đến. Bollinger Bands dùng độ lệch chuẩn của giá để cộng vào đường trung tâm, tạo ra đường biên trên và biên dưới. Chính cách làm này khiến cho Bollinger Bands có độ rộng thường xuyên thay đổi, chúng phản ứng rất mạnh khi giá biến động đột ngột.

Trong khi đó, Keltner Channel sử dụng ATR để cộng vào đường trung tâm giúp đường kênh này có độ rộng ổn định, dễ quan sát đồng thời cung cấp các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự rõ ràng hơn. Đây chính là lý do tại sao có nhiều trader ưa chuộng Keltner Channel hơn Bollinger Bands.

Cách cài đặt chỉ báo Keltner Channel trong MT4/MT5

Vì Keltner Channel không có sẵn trong phần mềm MT4 nên các bạn bắt buộc phải tự download chỉ báo về và thêm vào trong MT4, nếu muốn sử dụng.

Để cài đặt trước tiên các bạn có thể download chỉ báo Keltner Channel tại đây. Sau đó giải nén file và copy file đó lại. Tiếp theo, bạn mở phần mềm MT4 lên và tiến hành như sau.

Bước 1: Chọn “File” rồi chọn dòng “Open Data Folder” như hình bên dưới:

Lúc này sẽ phần mềm MT4 của sàn bạn giao dịch sẽ được mở ra, tìm đến folder MQL4 và nhấp chuột vào như hình bên dưới:

Sau khi nhấp vào MQL4, bạn tiếp tục chọn dòng “Indicators” như hình bên dưới:

Bước 2: Cài đặt chỉ báo Keltner Channel

Khi folder “Indicators” mở ra bạn chỉ cần copy file Keltner Channel mà bạn vừa tải cũng như giải nén lúc trước vào đây là xong:

Tiếp theo, tắt phần mềm MT4 đi và bật lại.

Để biểu đồ của bạn xuất hiện Keltner Channel, hãy nhấp chuột 2 lần Keltner Channel ở cửa sổ “Navigator”. Một hộp thoại sẽ hiện ra, bạn chỉ cần nhấn vào OK là xong.

Hướng dẫn sử dụng chỉ báo Keltner Channel

Có rất nhiều cách sử dụng Keltner Channel, dưới đây là 3 cách sử dụng hiệu quả chỉ báo này:

Chiến lược 1: Giao dịch breakout (phá vỡ) với Keltner Channel

Giao dịch với breakout đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ đón đầu một xu hướng mới ngay khi nó hình thành. Nếu thị trường đang trong tình trạng ”ảm đạm”, giá thường sẽ đi lên và xuống giữa 2 đường kênh của Keltner Channel. Tuy nhiên, khi có một xu hướng mới bùng nổ, nó sẽ kích hoạt giá di chuyển mạnh về một hướng, phá vỡ đường kênh của Keltner Channel. Công việc của chúng ta lúc này là bám theo hướng di chuyển của thị trường khi một trong 2 đường kênh bị phá vỡ.

Nhưng hãy lưu ý rằng các đột phá giả luôn đầy rẫy trên thị trường do đó bắt buộc phải cần thêm ít nhất một chỉ báo xu hướng nữa để hỗ trợ giao dịch theo cách này, chẳng hạn như chỉ báo ADX. Cách vào lệnh như sau:

  • Đảm bảo rằng ban đầu Keltner Channel đang đi ngang, tức thị trường chưa có xu hướng rõ ràng.
  • Khi có breakout xảy ra, chỉ số ADX phải có giá trị trên 20
  • Mua khi nến đóng cửa phía trên Keltner Channel, bán khi nến đóng cửa phía dưới Keltner Channel
  • Stop loss được đặt ở dưới đáy nến gần nhất và chốt lời khi giá quay trở lại chạm vào đường trung tâm của Keltner Channel

Chiến lược 2: Giao dịch theo hỗ trợ/kháng cự với Keltner Channel

Giá có thể di chuyển theo xu hướng hoặc di chuyển trong phạm vi giao dịch. Người ta nói rằng phạm vi giao dịch chính là sát thủ đối với các trader mới. Thị trường tăng lên nhưng chưa chạm vào điểm chốt lời thì đã quay đầu giảm xuống khiến các trader mới hoảng loạn cắt lệnh mua rồi chuyển sang bán. Ngay khi họ vào lệnh bán thì giá bất ngờ lại tăng lên lại, kết quả sau đó thế nào thì bạn cũng đã biết.

Tuy nhiên bạn cần biết trong phần lớn thời gian thị trường forex di chuyển trong phạm vi giao dịch do đó chúng ta cần chuẩn bị chiến lược để giao dịch trong trạng thái này.

Ở đây, bạn có thể kết hợp thêm với một chỉ báo như RSI để tiến hành vào lệnh. Cách thức vào lệnh như sau:

  • Đảm bảo rằng Keltner Channel đang đi ngang, không giao dịch theo cách này khi đường kênh đang dốc lên hoặc dốc xuống
  • Vào lệnh mua khi chỉ báo RSI giảm xuống dưới 10 đồng thời giá gần chạm vào đường kênh dưới của Keltner Channel. Điểm dừng lỗ được đặt ở phía dưới kênh dưới, chốt lời khi RSI tăng trên 90
  • Vào lệnh bán khi chỉ báo RSI tăng trên mốc 90 đồng thời giá gần chạm vào đường kênh trên của Keltner Channel. Điểm dừng lỗ được đặt ở phía trên đường kênh trên, chốt lời khi RSI tăng trên 90

Chiến lược 3: Giao dịch theo pullback với Keltner Channel

Giao dịch theo pullback là cách giao dịch theo một xu hướng dài hạn nhưng chờ đợi những cơn sóng đi ngược chiều để vào lệnh.

Hãy xem ví dụ bên trên. Giá đang trong một xu hướng tăng mạnh, biểu hiện bằng độ dốc của kênh Keltner. Chúng ta sẽ mua khi giá hồi xuống và chạm vào đường trung tâm của Keltner Channel.

Hãy nhớ rằng không mua khi giá chạm vào đường kênh trên trong xu hướng tăng và không bán khi giá chạm vào đường kênh dưới trong xu hướng giảm.

Tổng kết

Keltner Channel là một chỉ báo mạnh mẽ và mang lại hiệu quả cao. Chúng tôi hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu rõ về đặc điểm cũng như cách sử dụng chỉ báo Keltner Channel để có thể thu được lợi nhuận từ forex. Chúc bạn thành công!