Bảng xếp hạng các sàn forex uy tín được cấp phép. Xem ngay |
Có rất nhiều cơ quan quản lý các sàn forex (Forex Broker Regulations) trên thế giới nhưng không phải tổ chức nào cũng là an toàn và đảm bảo cho sự an toàn số tiền đầu tư của bạn. Chính vì thế, sự tồn tại của các cơ quan quản lý là điều tất yếu để thị trường forex được hoạt động ổn định, công bằng và minh bạch.
Bài viết ngày hôm nay sẽ giới thiệu cho các bạn một số tổ chức nổi tiếng và uy tín, giúp các bạn có thể lựa chọn cho mình một sàn forex phù hợp.
Nội Dung
Tầm quan trọng của cơ quan quản lý đến thị trường forex
Thị trường ngoại hối hiện nay đang dẫn đầu về khối lượng giao dịch trong số tất cả các thị trường tài chính trên thế giới. Sự phát triển này kèm theo số lượng các nhà môi giới ngày càng tăng lên, nhà đầu tư tham gia vào thị trường ngày càng nhiều và không ít những loại tài sản mới được đưa vào giao dịch. Cũng chính vì số tiền lưu thông 24 giờ hằng ngày trên thị trường này quá khổng lồ nên rất dễ hấp dẫn lòng tham của những kẻ lừa đảo. Một trong những chiêu trò lừa đảo dễ dàng nhất chính là thành lập các công ty môi giới, khi đã có nhiều nhà đầu tư đăng ký mở tài khoản và nạp tiền vào sàn thì công bố phá sản hoặc trốn chạy hay thành lập các trang web giả mạo những nhà môi giới uy tín, mượn danh tiếng để lừa gạt nhà đầu tư… hoặc thậm chí không cần ôm tiền bỏ chạy mà sử dụng hệ thống giao dịch để chống lại các lệnh của nhà đầu tư…và vô vàn các chiêu thức khác.
Sự tồn tại của những mối nguy hại này trên thị trường chính là động lực để các cơ quan quản lý kiểm soát chặt chẽ các nhà môi giới ngoại hối.
Bên cạnh vai trò kiểm soát và quản lý các broker, đảm bảo thị trường tài chính hoạt động tốt, công bằng thì các cơ quan quản lý forex còn bảo vệ nhà đầu tư thông qua các chương trình bồi thường trong trường hợp nhà đầu tư khiếu nại về hành vi gian lận, mờ ám trong tài chính của broker hoặc khi các broker mất khả năng thanh toán, phá sản.
Một vài trò nữa cũng rất quan trọng đó là các cơ quan quản lý đưa ra những quy định về chính sách hoạt động của các broker để khuyến khích sự cạnh tranh trên thị trường với mục tiêu hướng đến lợi ích của nhà đầu tư.
Cơ quan quản lý forex làm gì để kiểm soát hoạt động của nhà môi giới?
Để đảm bảo mục tiêu vì lợi ích cho cả đôi bên (nhà môi giới và nhà đầu tư), đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả, công bằng và minh bạch, các cơ quan quan quản lý forex đưa ra những quy định, chính sách để kiểm soát chặt chẽ nhà môi giới được cấp phép. Mỗi cơ quan quản lý sẽ có những chính sách và quy định riêng cho các công ty môi giới, phù hợp với các điều luật, hệ thống tài chính ở mỗi quốc gia, nhưng nhìn chung, hầu hết tất cả các cơ quan uy tín đều sẽ có những quy định như sau:
Điều kiện được cấp phép
- Đảm bảo yêu cầu về vốn tối thiểu (khác nhau đối với từng cơ quan)
- Đội ngũ nhân sự chủ chốt phải là những người có năng lực, được phê duyệt bởi các cơ quan quản lý
- Có kế hoạch kinh doanh hoàn hảo, rõ ràng
- Các yêu cầu về công nghệ, kế toán, quy định, văn hóa doanh nghiệp…
Nghĩa vụ phải thực hiện sau khi được cấp phép và ủy quyền bởi cơ quan quản lý
- Cung cấp các báo cáo tài chính theo yêu cầu cho cơ quan quản lý
- Tách biệt tài khoản của công ty và tài khoản nhà đầu tư
- Nếu có bất kỳ hành vi gian lận hoặc bị khiếu nại bởi nhà đầu tư sẽ bị xử phạt rất nặng
- Cung cấp báo cáo tài khoản giao dịch đến nhà đầu tư hàng tháng
- Tham gia chương trình bồi thường cho nhà đầu tư
Câu hỏi được đặt ra lúc này: “ Các cơ quan quản lý forex kiểm soát nhà môi giới chặt chẽ như thế thì tại sao các broker lại cố gắng để có được giấy phép từ những cơ quan này?”
Với một xã hội hiện đại, một nền kinh tế phát triển như bây giờ, nhà đầu tư đủ sáng suốt để lựa chọn cho mình sàn forex mà họ cảm thấy uy tín và đảm bảo an toàn nhất cho tài khoản của họ. Vậy thì giấy phép của các cơ quan quản lý đó sẽ là minh chứng rõ ràng nhất cho mức độ tin cậy của nhà môi giới.
Tuy nhiên, không phải tất cả các cơ quan quản lý forex đều uy tín, đều thực hiện kiểm soát chặt chẽ nhà môi giới, sẽ có những cơ quan mà nhà môi giới rất dễ dàng để có được giấy phép từ họ và tất nhiên, chính vì sự dễ dàng đó mà mọi sự kiểm soát đều trở nên lỏng lẻo, tài khoản của nhà đầu tư không được đảm bảo an toàn.
Các cơ quan quản lý forex uy tín bậc nhất thế giới
Dưới đây là những cơ quan quản lý uy tín được mình chọn lọc cẩn thận và đánh giá rất cụ thể các bạn hãy xem và lựa chọn cơ quan quản lý tài chính mà bạn thấy phù hợp nhé.
Cơ quan quản lý FCA (Financial Conduct Authority) – Cơ quan Kiểm soát Tài chính Vương Quốc Anh
FCA là cơ quan quản lý uy tín nhất thế giới hiện nay, ngoài các nhà môi giới forex, FCA còn cấp phép và điều chỉnh hoạt động của các loại hình công ty và dịch vụ tài chính khác. Chính thức được thành lập vào ngày 01/04/2013, FCA cùng với Ngân hàng Trung ương Anh và Cơ quan Quản lý Thận trọng thực hiện nhiệm vụ quản lý và điều tiết thị trường tài chính tại quốc gia này.
Vương Quốc Anh là một trong số ít quốc gia được đánh giá có hệ thống quản lý tài chính tuyệt vời, ngăn chặn được mọi hành vi gian lận, lừa đảo tài chính, đặc biệt từ sau khủng hoảng toàn cầu 2008, điều này càng khẳng định được năng lực quản lý từ FCA, nâng mức độ tin cậy của cơ quan này lên vị trí hàng đầu thế giới.
Để có được giấy phép từ FCA, các forex broker phải đạt yêu cầu về vốn tối thiểu, 50,000 bảng Anh cho giấy phép nhà môi giới hạn chế, 125,000 bảng Anh đối với các sàn STP và 730,000 bảng Anh đối với sàn Market Maker. Bên cạnh đó, các sàn forex phải đáp ứng được nhiều điều kiện khác về nhân sự, về công nghệ thông tin…
Quy trình kiểm soát của FCA đối với các broker rất chặt chẽ, ngoài việc cung cấp báo tài chính tháng, quý, năm, FCA còn yêu cầu các broker phải gửi cả báo cáo về tình hình an toàn vốn hàng ngày của mình đến cơ quan này, yêu cầu tách biệt tiền của nhà đầu tư với quỹ của công ty và phải gửi vào các ngân hàng uy tín. Một chính sách bảo vệ an toàn cho tài khoản của nhà đầu tư nữa đó là yêu cầu các broker được cấp phép cung cấp một tỷ lệ đòn bẩy thấp cho mọi giao dịch của nhà đầu tư. Các bạn để ý sẽ thấy, các sàn forex được cấp phép bởi FCA có tỷ lệ đòn bẩy tối đa rất thấp 1:30.
Khi mở tài khoản giao dịch tại sàn forex được cấp phép bởi FCA, nhà đầu tư sẽ nhận được số tiền bồi thường lên đến 85,000 bảng Anh trong trường hợp khiếu nại thành công hoặc sàn forex tuyên bố phá sản.
Một số sàn forex uy tín được cấp phép bởi FCA như Exness, FxPro, OANDA, XTB, XM, Forex.com, FXOpen, HYCM, Saxo Bank…
Cơ quan quản lý CySEC (Cyprus Securities and Exchange Commission) – Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Cộng hòa Síp
CySEC thành lập vào năm 2001 trên thị trường forex với chức năng cung cấp một khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động của các công ty môi giới. Tuy nhiên, các quy định của CySEC khá lỏng lẻo và dường như chỉ có lợi cho nhà môi giới mà bỏ quên lợi ích của nhà đầu tư. Chính vì thế, Síp trở thành một trong những điểm đến lý tưởng của các broker do chi phí thấp và mô hình kiểm soát khá dễ dàng, đây cũng là lý do mà ở thời điểm bấy giờ, Síp là khu vực nổi tiếng trên thế giới vì có nhiều vụ lừa đảo forex nhất.
Tuy nhiên, với sự thất bại của mình trên thị trường, vào năm 2004, CySEC quyết định gia nhập Liên minh châu Âu. Toàn bộ khung pháp lý của CySEC đã được cải tổ để tuân theo quy định của liên minh và MiFID (Định hướng Công cụ tài chính). Dưới sự giám sát của MiFID, CySEC đã nhanh chóng trở thành một trong những cơ quan quản lý uy tín hàng đầu thế giới, thay vì hướng tới lợi ích của các broker, CySEC tập trung điều tiết thị trường tài chính, kiểm soát chặt chẽ các công ty được cấp phép, ngăn ngừa các hành vi gian lận và bảo vệ tối đa cho nhà đầu tư.
Trước khi gia nhập Liên minh châu Âu, CySEC không yêu cầu vốn tối thiểu đối với các broker muốn có giấy phép từ cơ quan này, nhưng từ sau khi được định hướng bởi MiFID, các broker được cấp phép phải duy trì vốn tối thiểu là 750,000 euro. Tiền gửi của nhà đầu tư bắt buộc phải tách riêng với tài khoản công ty và giữ trong các ngân hàng cấp 1 tại Châu Âu. Bên cạnh đó, các broker phải thường xuyên gửi báo cáo tài chính đến CySEC và chịu hình phạt từ cơ quan này nếu có bất kỳ hành vi gian lận nào.
Nhà môi giới được cấp phép bởi CySEC được tham gia vào Quỹ bồi thường nhà đầu tư ( Investor Compensation Fund – ICF) với số tiền bồi thường cho nhà đầu tư lên đến 20,000 EUR.
Một số sàn forex uy tín được cấp phép bởi CySEC: Exness, FXTM, FxPro, HotForex, Nord FX
Cơ quan quản lý ASIC (Australian Securities and Investments Commission) – Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc
ASIC bắt đầu hoạt động từ năm 1998 với vai trò chính là bảo vệ người tiêu dùng trong các quỹ hưu trí, các công ty bảo hiểm và các tổ chức nhận tiền gửi tại Úc. ASIC hoạt động theo quy định của Đạo luật Ủy ban Chứng khoán và Đầu tư Úc 2001. Đến năm 2010, ASIC bắt đầu nhận thêm trách nhiệm quản lý và điều tiết các công ty ủy thác, môi giới tín dụng, tài chính tiêu dùng và các dịch vụ tài chính khác, đồng thời giám sát các giao dịch trên thị trường chứng khoán và thị trường phái sinh của Úc.
Hiện nay, ASIC rất nổi tiếng trên thị trường khi được đánh giá là một cơ quan uy tín cao về vấn đề bảo vệ lợi ích của nhà đầu tư. ASIC quy định các broker phải có được giấy phép Dịch vụ tài chính (AFSL) thì mới được hoạt động ở Úc và yêu cầu số vốn tối thiểu để có được giấy phép từ ASIC là 1 triệu đô. Bên cạnh đó, các broker phải tách biệt giữa tài khoản nhà đầu tư và tài khoản công ty, giữ chúng vào các ngân hàng cấp 1 tại Úc để đảm bảo tiền gửi của nhà đầu tư không được sử dụng cho mục đích khác. Trong trường hợp công ty môi giới phá sản hoặc có hành vi gian lận tiền thì nhà đầu tư được quyền nộp đơn khiếu nại bồi thường theo Chương trình Bồi thường nhà đầu tư (Investor Compensation Schemes), tuy nhiên, ASIC không phải là cơ quan xét duyệt mà việc này sẽ do một cơ quan khác đảm nhiệm.
Các quy định của ASIC đối với nhà môi giới forex rất hà khắc nhưng cũng khá thoải mái, đặc biệt, cơ quan này luôn tạo điều kiện cho các broker vừa tận dụng được những quy định của ASIC vừa được cung cấp các dịch vụ mà không bị hạn chế. Tỷ lệ đòn bẩy tối đa của các broker được quy định bởi ASIC cao hơn rất nhiều so với FCA, lên đến 1:500, tạo điều kiện tối đa cho nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận hấp dẫn.
Một số sàn forex uy tín được cấp phép bởi ASIC: IC Markets, FXOpen, OANDA, Saxo Bank, FXCM, IG…
Cơ quan quản lý CFTC (Commodities and Futures Trading Commission (United States)) – Ủy ban Giao dịch Hàng hóa và Hợp đồng tương lai Mỹ
CFTC là một cơ quan độc lập uy tín cao tại thị trường Mỹ. Mục đích hoạt động của cơ quan này là đảm bảo một thị trường giao dịch hàng hóa và các hợp đồng tương lai, quyền chọn và forex được ổn định, công bằng và minh bạch.
Các yêu cầu đối với nhà môi giới được quy định bởi CFTC khá nghiêm ngặt:
- Duy trì vốn hoạt động tối thiểu 20 triệu đô
- Cung cấp báo cáo tài chính thường xuyên đến CFTC
- Tài khoản của nhà đầu tư phải tách biệt với tài khoản công ty và giữ trong các ngân hàng cấp 1
- Mọi hành vi gian lận, ảnh hưởng đến lợi ích của nhà đầu tư đều sẽ bị xử phạt nặng nề và có thể cấm giấy phép vĩnh viễn
- Đội ngũ nhân sự phải là những người có năng lực để hỗ trợ tối đa nhất cho thể cho nhà đầu tư
Từ sau cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008, Mỹ dường như nghiêm khắc hơn rất nhiều để đảm bảo thị trường tài chính hoạt động hiệu quả và không để bất cứ sai lầm nào xảy ra nữa và forex là một trong số những thị trường bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi những hạn chế từ CFTC:
- Nhà đầu tư Hoa Kỳ không được sử dụng bất kỳ chiến lược phòng ngừa rủi ro nào trong giao dịch forex.
- Quy tắc FIFO (First In First Out): không cho phép nhà đầu tư mở nhiều vị thế trên cùng một cặp tiền, và việc đóng lệnh cũng phải theo thứ tự các lệnh mở chưa không được theo ý của nhà đầu tư.
- Chỉ được phép giao dịch với tỷ lệ đòn bẩy tối đa là 1:50.
Tuy là một cơ quan quản lý uy tín hàng đầu thế giới nhưng có lẽ vì những quy định khá khắt khe mà những sàn forex được cấp phép từ CFTC không nhận được nhiều sự quan tâm từ chính nhà đầu tư tại quốc gia này.
Một số sàn forex được cấp phép bởi CFTC: Forex.com, Interactive Brokers, TradeStation…
Cơ quan quản lý FINMA (Swiss Financial Market Supervisory Authority) – Cơ quan Giám sát thị trường tài chính Thụy Sĩ
FINMA được thành lập vào năm 2009, là sự hợp nhất của 3 tổ chức SFBC – Ủy ban Ngân hàng Liên bang Thụy Sĩ, FOPI – Liên bang Bảo hiểm tư nhân và AMLCO – Cơ quan kiểm soát chống rửa tiền. FINMA hoạt động theo khung pháp lý do Quốc hội Thụy Sĩ đề ra và hoạt động độc lập với Bộ tài chính. Thụy Sĩ là một trong những cường quốc về tài chính, nên FINMA càng trở nên nổi tiếng hơn trên thế giới.
Nhiệm vụ của FINMA là quản lý và giám sát hoạt động của các công ty tài chính, bao gồm công ty chứng khoán, bảo hiểm, môi giới ngoại hối, ngân hàng…đảm bảo không có bất kỳ hành vi gian lận nào xảy ra, thị trường tài chính hoạt động hiệu quả và công bằng.
Để được cấp phép bởi FINMA, các công ty môi giới forex phải hoạt động như là một ngân hàng forex, yêu cầu vốn tối thiểu cao hơn (vốn duy trì ít nhất 1,5 triệu CHF và tăng lên theo tiền gửi của khách hàng) và bị áp dụng những chính sách kiểm soát nghiêm ngặt hơn như báo cáo tài chính thường xuyên, xử phạt đối với những hành vi gian lận.
Để bảo vệ nhà đầu tư, FINMA ra mắt cổng thông tin trực tuyến FINMA Public giúp nhà đầu tư có thể giữ an toàn trước các hành vi gian lận tài chính và có thể được bồi thường với số tiền lên đến 100,000 CHF tùy thuộc vào từng lĩnh vực cụ thể.
Một số sàn forex có giấy phép từ FINMA: Dukascopy, Swissquote, CornerTrader…
Trên đây là các cơ quan quản lý forex uy tín nhất hiện nay trên thế giới, ngoài ra thì còn rất nhiều những cơ quan khác nữa, nhưng chúng tôi khuyến khích các bạn nên lựa chọn nhà môi giới được cấp phép bởi một trong số các cơ quan này để đảm bảo an toàn cho tài khoản của mình. Chúc các bạn đầu tư thành công!
Tham khảo thêm: