Top 5 sàn forex có spread thấp nhất thế giới 2024

0

Trên thị trường, người ta thường nghĩ những sàn forex có spread thấp nhất là sàn có chi phí giao dịch thấp nhất. Chi phí giao dịch là một yếu tố được chú ý nhiều thứ hai chỉ sau độ uy tín của sàn. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cho bạn biết những sàn forex có spread thấp nhất là ai và họ có đúng là những sàn forex có chi phí giao dịch thấp hay không.

Top 5 sàn forex có spread thấp nhất

Sau đây là 5 sàn forex có spread thấp nhất cho các trader:

Sàn Exness

Sàn Exness là một sàn forex uy tín có giấy phép của FCA, CySEC và FSCA. Sàn forex này có 3 tài khoản thường thu phí spread của khách hàng và 2 tài khoản chuyên nghiệp có phí spread là từ 0 pip.

Đối với các tài khoản thường, mức chênh lệch thấp nhất là 0,3 pip. Còn trong các điều kiện giao dịch bình thường, mức spread trung bình của sàn Exness là 0,6 pip. Mức chênh lệch trung bình trên thị trường hiện nay là từ 1 tới 1,2 pip. Do đó, bạn có thể thấy được rằng spread của sàn Exness rất thấp.

Lý do mà sàn Exness có thể giữ mức chênh lệch của mình thấp như vậy là vì đây là một sàn forex khá giàu có và nổi tiếng. Họ có đủ nguồn lực và hạ tầng để mang tới cho khách hàng mức giá ưu đãi nhất.

Ngoài việc là sàn forex có spread rất thấp ra, sàn Exness còn nổi tiếng là nhờ vào các điều kiện giao dịch chuyên nghiệp và khả năng dịch vụ khách hàng rất tốt của họ. Nền tảng giao dịch của sàn này là nền tảng MetaTrader nổi tiếng. Họ có mức đòn bẩy vô cực và tốc độ khớp lệnh siêu nhanh mà các trader chuyên nghiệp rất thích. Exness còn là một sàn forex có hỗ trợ tiếng Việt, điều rất là hiếm gặp. Các bạn có thể sử dụng hệ thống nạp rút thông qua các hình thức rất ưu đãi cho trader tại Việt Nam như là ví Ngân Lượng hay hệ thống internet banking. Hiện nay, sàn Exness đang là sàn forex có khối lượng giao dịch trung bình hàng tháng cao nhất trên thế giới.

Sàn XM

Giống như sàn Exness, sàn XM cũng là một sàn forex uy tín nhờ vào các giấy phép hạng 1 của FAC và ASIC. Tuy nhiên, sàn này có 3 loại tài khoản đều là tài khoản thu phí spread. Họ không có tài khoản miễn phí spread nào giống như sàn Exness cả.

Tại sàn XM, mức spread của họ thấp nhất là 0,6 pip. Còn mức chênh lệch trung bình của sàn forex này thì dao động trong vòng 0,7 tới 0,8 pip. Tuy nhiên, bạn còn có thể hạ thấp mức spread này xuống nữa bằng cách sử dụng rất nhiều các chương trình ưu đãi mà sàn XM mang tới cho khách hàng của họ.

Các ưu điểm khác của sàn XM bao gồm việc họ có đa dạng sản phẩm giao dịch, hệ thống nạp rút tiền nhanh và đội ngũ hỗ trợ tiếng Việt. Đặc biệt là ở Việt Nam, họ rất chú trọng thị trường nước ta cho nên dịch vụ cho trader rất tốt. Ngoài những chương trình bonus ra, XM còn mang tới những buổi hội thảo, tài liệu giáo dục và chương trình chia sẻ kinh nghiệm từ các chuyên gia nổi tiếng ở châu Á nhằm giúp cho khách hàng của họ có thể giao dịch thuận lợi và thành công hơn.

Sàn HotForex

Đứng thứ ba trong danh sách là sàn HotForex, một sàn forex spread thấp cũng rất có tên tuổi ở châu Á. Sàn HotForex cũng có giấy phép giống như là sàn Exness (FCA, CySEC và FSCA) cho nên nó cũng có mức độ uy tín ngang bằng.

Còn về mức phí chênh lệch, sàn HotForex có 2 tài khoản thu phí spread và 1 tài khoản có phí spread là từ 0 pip. Mức chênh lệch trung bình ở sàn HotForex là vào khoảng 1 pip.

Các nhà giao dịch thích lựa chọn sàn HotForex bởi vì họ có đa dạng nền tảng và loại hình đầu tư. Đây cũng là một sàn forex có hỗ trợ tiếng Việt cho các trader ở nước ta. Và giống như là sàn XM, các khách hàng của sàn HotForex cũng có thể giảm bớt spread khi giao dịch của mình xuống mình cách sử dụng các chương trình bonus rất hào phóng đến từ sàn forex này. Sắp tới, HotForex sẽ giới thiệu branding mới của mình là HFM.

Sàn FXTM

FXTM là viết tắt cho thương hiệu ForexTime, được thành lập vào năm 2011. Các giấy phép forex của sàn FXTM thì giống với HotForex và Exness là CySEC, FCA và FSCA. Đây là các giấy phép hàng đầu giúp cho khách hàng an tâm là mình đang giao dịch với một sàn forex chân chính, không có dấu hiệu lừa đảo.

Sàn FXTM có 2 tài khoản tính phí spread khi khách hàng giao dịch và 3 tài khoản có mức spread gần như bằng 0. Spread của sàn FXTM trung bình là 1 tới 1,3 pip, ngang với mức trung bình trên thị trường hiện nay.

Trader đến với sàn FXTM này là vì họ có hệ thống giao dịch forex hiện đại cùng đa dạng loại hình đầu tư và tài sản giao dịch. Ngoài ra, FXTM còn có mức đòn bẩy cao và một hệ thống nạp rút tiền tốc độ cao khiến các trader chuyên nghiệp phải để mắt tới.

Sàn IC Markets

IC Markets, viết tắt cho International Capital Markets, là một sàn forex spread thấp được thành lập vào năm 2007. Cho tới nay, họ đã có được các giấy phép forex của FCA, CySEC và AFSL, giúp cho IC Markets trở thành cái tên được tin tưởng bởi cộng đồng trader quốc tế.

Sàn forex này có một tài khoản tính phí spread và một tài khoản có spread bằng 0. Phí chênh lệch trung bình khi giao dịch các cặp tiền chính trên sàn IC Markets là 1 đến 1,2 pip. Do đó, chắc chắn sàn IC Markets này thuộc nhóm những sàn forex spread thấp nhất thị trường.

Khi giao dịch với IC Markets, khách hàng có thể sử dụng đa dạng công cụ phân tích trên nền tảng của họ hoàn toàn miễn phí. Ngoài ra sàn forex này còn có hỗ trợ bằng tiếng Việt và cung cấp cách hình thức nạp rút tiền tốt nhất mà trader có thể sử dụng. Xét về tốc độ khớp lệnh, sàn IC Markets chính là đối thủ chính của Exness ở mặt này.

Spread là gì?

Trong thị trường ngoại hối, các cặp tiền tệ bao gồm một đồng tiền được định giá theo giá của chúng bằng một loại tiền tệ khác, với spread là sự khác biệt tồn tại giữa tỷ giá hối đoái nói trên mà tại đó sàn forex bán tiền tệ và tỷ giá mà nó được mua.

Nói một cách đơn giản hơn, spread chính là sự chênh lệch giữa giá mua (bid) và giá bán (ask) của một cặp tiền tệ, với giá này thường được đo bằng pip và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố thị trường và sự kiện kinh tế.

Giá BID đại diện cho mức giá mà tại đó sàn forex sẵn sàng mua loại tiền tệ cơ sở (đồng tiền đứng trước) để đổi lấy tiền tệ định giá (đồng tiền đứng sau). Ngược lại, giá ASK là mức giá mà tại đó sàn forex sẵn sàng bán đồng tiền cơ sở để đổi lấy đồng tiền định giá, xác định mức chênh lệch ban đầu trong quá trình này.

Vì vậy, nếu khách hàng bắt đầu giao dịch bán với sàn forex mà họ đã chọn, giá BID sẽ được báo trước. Nếu một giao dịch mua được bắt đầu, sàn forex sẽ báo giá ASK.

Ví dụ: giả sử một nhà đầu tư Hoa Kỳ muốn tham gia dài hạn hoặc đầu tư vào đồng Euro. Trong trường hợp này, giá bid/ask trên trang web của sàn forex là 1,1200/1,1250 USD và để bắt đầu giao dịch mua, nhà đầu tư sẽ được báo giá bán là 1,1250 đô la.

Nếu nhà đầu tư sau đó thay đổi ý định và ngay lập tức quyết định bán lại số Euro cho sàn forex (đóng vị thế trong quá trình này), nhà đầu tư sẽ được báo giá chào mua là $1,1200 cho mỗi Euro.

Giả sử rằng không có biến động giá nào xảy ra trong khoảng thời gian này, thì loại giao dịch đầu cơ này sẽ khiến nhà đầu tư mất tổng cộng 0,050 đô la, chỉ do chênh lệch giá mua – tỷ giá hối đoái giữa khách hàng và sàn forex.

Spread thấp có nghĩa là chi phí giao dịch thấp?

Tuy spread chính là loại phí xuất hiện nhiều nhất khi giao dịch, điều đó không có nghĩa rằng nó là thứ duy nhất quyết định chi phí giao dịch tại một sàn forex.

Như tôi đã nói ở trên, các sàn forex sẽ có tài khoản tính phí spread khi khách hàng giao dịch và tài khoản miễn phí spread (mức spread gần như bằng 0).

Các tài khoản tính phí spread thường sẽ gọi là tài khoản Dealing Desk, vì khách hàng chọn loại tài khoản này sẽ giao dịch ở môi trường Dealing Desk. Loại tài khoản còn lại sẽ cho khách hàng giao dịch ở môi trường ECN, do đó spread gần như là 0. Tới lúc này, sàn forex sẽ thu phí hoa hồng (commission). Đây là một mức phí được tính theo khối lượng giao dịch của khách hàng.

Phân biệt giữa spread và hoa hồng?

Hoa hồng giống với spread ở chỗ, nó là nguồn thu nhập chính của một sàn forex. Tuy nhiên, có vài điểm khác biệt giữa spread và hoa hồng mà bạn cần chú ý.

Đầu tiên là hoa hồng sẽ được tính tùy theo khối lượng giao dịch của khách hàng. Cụ thể hơn, cứ mỗi lô mà bạn giao dịch, bạn sẽ được tính một khoản phí hoa hồng. Tổng số tiền commission mà bạn phải trả cho lệnh giao dịch đó tùy thuộc vào việc bạn giao dịch bao nhiêu lô.

Hoa hồng của một sàn forex sẽ được chia đôi và thu hai lần, một lần vào lúc khách hàng mở lệnh giao dịch và lần còn lại là lúc trader đóng lệnh giao dịch đó.

Các sàn forex uy tín hàng đầu chỉ thu phí hoa hồng cho những tài khoản miễn phí spread. Những sàn forex không tốt sẽ thu cả phí hoa hồng và phí spread cho một loại tài khoản. Do đó khi lựa chọn sàn forex để giao dịch, bạn nên chú ý sàn đang thu những loại phí nào nhé.

Cùng với spread, hoa hồng góp phần vào tạo nên chi phí giao dịch ở một sàn forex. Chúng chính là những loại phí chính mà khách hàng cần quan tâm tới khi giao dịch trên nền tảng của sàn. Tất nhiên các sàn forex còn có một số loại phí phụ trợ khác nhưng không đáng kể. Spread và Commission chính là hai loại phí chính.

Đối với các sàn forex hàng đầu, họ sẽ cung cấp cho trader mức spread thấp và cả hoa hồng thấp. Những sàn forex spread thấp nhất mà chúng tôi giới thiệu ở trên cũng có mức hoa hồng dễ chịu. Các bạn có thể xem chi tiết ở bảng dưới đây:

Trader nào thì cần quan tâm tới spread?

Vậy khi nào chúng ta cần để ý tới mức spread của sàn? Khi nào thì ta cần chú ý tới hoa hồng? Như đã nói ở trên, spread được dành cho các tài khoản Dealing Desk, còn hoa hồng là chi phí của tài khoản ECN.

Các trader mà sử dụng các chiến lược ngắn hạn, ví dụ như day trading hay scalping, sẽ cần chú ý tới cả spread và hoa hồng hơn. Họ mở nhiều lệnh và kiếm tìm lợi nhuận từng pip. Vì số lợi nhuận họ kiếm được theo từng lệnh là không cao, nên họ cần các sàn forex có spread thấp để giảm thiểu chi phí giao dịch xuống mức thấp nhất và tối đa hóa lợi nhuận của họ.

Còn các trader sử dụng các chiến lược trung và dài hạn, họ thường sẽ chỉ chú ý tới hoa hồng. Họ sẽ mở một lệnh lớn và giữ lệnh đó trong vài ngày để nhắm tới mức lợi nhuận lớn luôn. Vì thế, mức spread vài pip không phải là mối bận tâm lớn của họ. Nhưng mức phí hoa hồng tính cho khối lượng lô khổng lồ mà họ đang giao dịch sẽ cao, nên họ muốn tìm các sàn forex có mức commission thấp thôi.

Các loại spread trong forex

Spread cố định

Như tên gọi, spread cố định là mức chênh lệch không thay đổi, bất kể điều kiện thị trường. Chênh lệch thường được tính toán thường xuyên theo sự biến động của thị trường, tính thanh khoản, cung và cầu, và một loạt các yếu tố thị trường khác. Với mức chênh lệch cố định, bạn được đảm bảo sẽ được hưởng cùng một tỷ lệ cố định cho các giao dịch của mình. Sàn forex có thể kiểm soát giá của họ và đưa ra mức chênh lệch tập hợp cho tất cả các nhà giao dịch mà họ làm việc cùng.

Như bạn có thể đã đoán, lợi thế chính của chênh lệch cố định là khả năng dự đoán của chúng. Bạn sẽ biết chính xác số tiền bạn có thể phải trả cho mỗi giao dịch vào bất kỳ ngày nhất định nào, mà không có bất kỳ biến động bất ngờ nào. Chênh lệch cố định thường có xu hướng yêu cầu chi trả vốn nhỏ hơn, làm cho chúng phù hợp hơn với các nhà giao dịch có thể không có nhiều tiền mặt để đầu tư.

Tuy nhiên, có một số bất lợi khi sử dụng spread cố định khi giao dịch ngoại hối. Vì sàn forex đôi khi có thể bị “khóa” vào mức chênh lệch cố định trong điều kiện biến động hoặc kém thanh khoản, họ có thể phản ứng bằng cách đánh bạn bằng một “báo trước”. Đây là khi sàn forex điều chỉnh giá để phù hợp với các điều kiện mới này và sẽ buộc bạn quay lại và chấp nhận mức giá mới của họ, gần như sẽ luôn thấp hơn giá ban đầu.

Spread thả nổi

Spread thả nổi về cơ bản là đối cực của chênh lệch cố định. Chúng là mức chênh lệch trong đó cả giá đặt mua và giá bán liên tục thay đổi theo các điều kiện thị trường. Chênh lệch giá có thể thay đổi được áp dụng khi một sàn forex không phải là nhà tạo lập thị trường và nhận tất cả thanh khoản của họ từ các nhà cung cấp khác nhau. Điều này có nghĩa là họ không kiểm soát được giá của mình và những mức giá này có thể thay đổi liên tục.

Một lợi thế chính của spread thả nổi là nó thường (nhưng không phải lúc nào cũng có thể) dẫn đến việc định giá tốt hơn, cạnh tranh hơn, vì giá được quy định bởi vô số yếu tố thị trường. Ngoài ra, bạn sẽ không gặp phải tình trạng trưng dụng, điều này có thể giúp bạn nhẹ nhõm hơn.

Tuy nhiên, nhược điểm chính của spread thả nổi là bạn có thể kết thúc giao dịch với mức chênh lệch hoàn toàn khác với mức bạn nghĩ. Chỉ trong một phần nhỏ của giây, mức chênh lệch của bạn về cơ bản có thể cao hơn hoặc thấp hơn bạn nghĩ, điều này có thể có tác động tổng thể rất lớn đến lợi nhuận của bạn.

Spread cố định và thả nổi đều có những ưu điểm và nhược điểm của chúng. Phương pháp thứ nhất cho phép định giá dễ dự đoán hơn (hầu hết thời gian) và loại bỏ một số rào cản gia nhập mà các nhà giao dịch ngoại hối cá nhân nhỏ hơn thường gặp phải.

Các nhà giao dịch nhỏ hơn giao dịch ít thường xuyên hơn sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ mức chênh lệch cố định. Trong khi đó, mặc dù chênh lệch giá có thể thay đổi không thể đoán trước và có thể ăn vào lợi nhuận của bạn, nhưng giá chênh lệch thực tế mà bạn nhận được có xu hướng rẻ hơn bất kỳ giá nào bạn tìm thấy với một sàn forex chênh lệch cố định. Do đó, chênh lệch giá có thể thay đổi là lý tưởng cho các nhà giao dịch thường xuyên có số vốn lớn để đầu tư.

Tiêu chí nào để chọn sàn forex spread thấp?

Giờ đây bạn đã biết các sàn forex spread thấp nhất là ai. Tuy nhiên trong quá trình lựa chọn, nếu gặp hai sàn forex có mức spread bằng nhau, thì bạn nên chọn sàn nào? Theo các chuyên gia trên thị trường ngoại hối, tiêu chí để lựa chọn những sàn forex sẽ được sắp xếp theo mức độ ưu tiên như sau:

1. Độ an toàn của sàn: Điều đầu tiên bạn cần đảm bảo khi giao dịch ngoại hối là bạn đang giao dịch tại một sàn uy tín và an toàn. Đây là một thị trường tiềm ẩn nhiều kẻ lừa đảo và rủi ro, nên việc lựa chọn sàn uy tín là vô cùng quan trọng. Độ an toàn của sàn có thể được thể hiện thông qua giấy phép forex của họ. Bạn phải kiểm tra xem sàn có giấy phép đàng hoàng uy tín không thì mới quyết định cân nhắc sàn đó nhé.

2. Chi phí giao dịch: Sau khi đã biết sàn forex đó an toàn rồi thì bạn mới cần xét đến chi phí giao dịch. Đối với 2 sàn forex có mức spread ngang nhau, bạn cần so sánh các loại phí khác của họ. Hoa hồng của hai sàn đó hơn thua nhau bao nhiêu? Các sàn forex đó có tính phí nạp rút không? Còn loại chi phí ẩn nào của sàn mà bạn không biết không?

3. Điều kiện giao dịch: Nếu hai sàn forex vẫn ngang bằng nhau ở hai tiêu chí trên, thì tới lúc bạn cần so sánh điều kiện giao dịch của chúng rồi. Hai sàn forex đó sử dụng nền tảng giao dịch nào? Số lượng sản phẩm giao dịch chúng cung cấp có đa dạng không? Mức đòn bẩy tối đa là bao nhiêu? Sàn có các công cụ giao dịch gì đáng chú ý?

4. Dịch vụ khách hàng: Ngang với tiêu chí 3, dịch vụ của sàn forex cũng là điều rất đáng để tâm khi bạn so sánh hai sàn. Sàn forex đó có hỗ trợ tiếng Việt không? Hệ thống nạp rút của sàn ra sao? Nhanh hay chậm? Khi bạn liên hệ với sàn, họ trả lời nhiệt tình hay thờ ơ? Và cuối cùng là sàn forex nào có chương trình khuyến mãi giúp giảm thiểu chi phí giao dịch nhiều hơn?

Kết luận

Vậy chúng ta đã rút ra được rằng, top 5 sàn forex spread thấp nhất mà có chất lượng giao dịch hàng đầu cho trader là:

Đây là những sàn forex spread thấp nhất mà vẫn đáng tin, điều kiện giao dịch chuyên nghiệp và dịch vụ khách hàng hàng đầu mà chúng tôi muốn giới thiệu tới cho các bạn. Để đảm bảo bản thân có thể giao dịch ở môi trường tốt nhất và vẫn tiết kiệm được chi phí giao dịch, bạn hãy chọn một trong top 10 sàn forex uy tín nhất trên toàn thế giới nhé. 
Bài trướcCháy tài khoản là gì? Làm sao để không bị cháy tài khoản?
Bài tiếp theoChỉ số USD Index là gì?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây