Home All Money Flow Index (MFI) là gì? Cách sử dụng chỉ báo MFI hiệu quả nhất

Money Flow Index (MFI) là gì? Cách sử dụng chỉ báo MFI hiệu quả nhất

0
Money Flow Index (MFI) là gì? Cách sử dụng chỉ báo MFI hiệu quả nhất

Nếu các bạn là một trader theo trường phái phân tích kỹ thuật thì không thể không biết đến chỉ báo RSI. RSI là một indicators đo lường sức mạnh của xu hướng, cung cấp các tín hiệu quá mua, quá bán, tín hiệu phân kỳ/hội tụ giữa giá và chỉ báo để trader có thể giao dịch đảo chiều xu hướng một cách hiệu quả nhất. Trong hệ thống các chỉ báo kỹ thuật trên các thị trường tài chính, có một indicators cũng có chức năng tương tự như RSI nhưng được bổ sung thêm yếu tố khối lượng, thay vì chỉ đơn thuần là giá đóng cửa như RSI, đó là Money Flow Index (MFI). Việc đưa yếu tố khối lượng vào tính toán giúp MFI phản ánh được tính chất “khối lượng tác động đến giá cả”, làm hài lòng những nhà phân tích sử dụng nguyên lý này khi giao dịch.

MFI là gì? Công thức tính, Ý nghĩa và Cách sử dụng chỉ báo MFI hiệu quả nhất là những nội dung chính mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn trong bài viết này.

MFI là gì?

Money Flow Index (MFI) – Chỉ báo dòng tiền là một indicators thuộc bộ chỉ báo dao động, có giá trị thuộc phạm vi từ 0 đến 100, cung cấp cho trader 3 tín hiệu giao dịch chủ yếu, bao gồm: quá mua/quá bán, phân kỳ/hội tụ và xác định xu hướng. Trong đó, chức năng xác định xu hướng của MFI không được hiệu quả như đa số các trend indicators khác nên rất ít khi các trader sử dụng tín hiệu này của MFI để giao dịch. 2 tín hiệu còn lại hoạt động khá mạnh mẽ.

MFI được phát triển bởi Gene Quong và Avrum Soudark. Bằng việc dựa vào các tính chất của RSI, được bổ sung thêm yếu tố khối lượng nên MFI còn được gọi là chỉ báo RSI có trọng số khối lượng hay RSI có trọng khối. 2 tác giả này thấy rằng: khi thị trường tạo đỉnh hoặc đáy thì tại đó, khối lượng được gia tăng, vì thế, các chỉ báo kỹ thuật được xây dựng chỉ dựa vào sự thay đổi của giá thì không thể phản ánh được toàn cảnh thị trường. Chính vì thế, họ đã thêm vào yếu tố khối lượng để RSI được hoàn chỉnh hơn. Trên các phần mềm giao dịch, MFI được xếp vào nhóm các volume indicators cũng vì lý do này.

MFI được tính như thế nào?

Nếu các giá trị của RSI chỉ phụ thuộc vào giá đóng cửa và công thức tính khá đơn giản thì MFI lại phụ thuộc vào giá đóng cửa, giá cao nhất lẫn giá thấp nhất, tất nhiên không thể thiếu khối lượng giao dịch, hơn nữa, quá trình tính toán một giá trị MFI cũng trải qua nhiều bước khác nhau.

  • Công thức tính MFI:

Bước 1: Tính giá tượng trưng (Typical Price)

TP = (High + Low + Close) / 3

Bước 2: Tính dòng tiền (Money Flow)

MF = TP * Volume

MF là dòng tiền dương MF(+) nếu giá đóng cửa cao hơn phiên giao dịch trước đó. Ngược lại, MF là dòng tiền âm MF(-) nếu giá đóng cửa thấp hơn phiên giao dịch trước đó.

Bước 3: Tính tỷ lệ dòng tiền (Money Ratio)

MR = MF (+,14) / MF (-,14)

Bước 4: Tính giá trị chỉ báo MFI

MFI = 100 – [100 / (1+MR)]

Trong đó:

  • High, Low, Close: lần lượt là giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa của mỗi phiên giao dịch trong chu kỳ.
  • Volume: khối lượng giao dịch mỗi phiên trong chu kỳ
  • MF (+,14): tổng dòng tiền dương chu kỳ 14, MF (-,14): tổng dòng tiền âm chu kỳ 14.

Con số 14 là chu kỳ mà tác giả đề xuất khi sử dụng chỉ báo này. Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng chiến lược, từng khung thời gian mà các trader có thể linh hoạt thay đổi chu kỳ, sao cho phù hợp và giao dịch mang lại hiệu quả cao nhất.

Đặc điểm và ý nghĩa của chỉ báo MFI

Trước khi đi vào phân tích ý nghĩa của chỉ báo MFI, các bạn cùng xem lại công thức tính của nó:

  • MFI sẽ dao động trong phạm vi giữa 2 đường 0 và đường 100
  • MFI tiến đến đường 0 khi MR giảm dần về 0, tức là MF (+,14) tiến về 0. Điều này có nghĩa là số ngày giá giảm trong chu kỳ nhiều hơn số ngày giá tăng, áp lực bán cao hơn, phe bán đang chiếm ưu thế.
  • MFI tăng dần và tiến đến đường 100 khi MR tiến đến vô cùng, tức là MF (-,14) tiến về 0. Điều này có nghĩa là số ngày giá tăng nhiều hơn số ngày giá giảm trong chu kỳ, áp lực mua cao hơn, phe mua đang chiếm ưu thế.
  • Khi MFI = 0 hoặc MFI = 100 có nghĩa là ở tất cả 14 phiên giao dịch trong chu kỳ đang xét, giá giảm liên tục, không có bất kỳ một phiên nào giá tăng hoặc giá tăng liên tục, không có bất kỳ phiên nào giảm giá, khi đó chính là lúc thị trường đang rơi vào trạng thái quá bán hoặc quá mua, khả năng thị trường sẽ đảo chiều là rất lớn.
  • Trên thực tế, trường hợp MFI tiến sát đường 0 hoặc 100 là rất hiếm, nên các trader thường chọn các đường 80-20 làm các mức quá mua-quá bán khi giao dịch với chỉ báo này. Càng tiến sát đường 0 và 100 thì tín hiệu quá bán, quá mua càng khó xuất hiện nhưng một khi đã xuất hiện thì chắc chắn giá sẽ đảo chiều.

Hướng dẫn cài đặt chỉ báo MFI trên phần mềm MT4

Để chèn chỉ báo MFI vào đồ thị trên phần mềm giao dịch MT4, các bạn làm theo đường dẫn sau: Insert ? Indicators ? Volumes ? Money Flow Index.

Hộp thoại cài đặt sẽ hiện ra như bên dưới:

  • Tại tab Parameters: tiến hành lựa chọn chu kỳ cho chỉ báo, hệ thống mặc định sẵn là 14, các bạn các bạn có thể thay đổi sao cho phù hợp với chiến lược riêng của mình. Chọn màu sắc, phong cách và độ dày mỏng cho chỉ báo. Sau đó tick chọn vào 2 ô Fixed minimum và Fixed maximum để cố định 2 giá trị biên trên và dưới.
  • Tại tab Levels: hệ thống mặc định 2 giá trị 20 và 80 làm các ngưỡng quá bán, quá mua. Tại đây, các bạn có thể thay đổi các giá trị này bằng cách bấm đúp chuột vào lần lượt các giá trị đang hiển thị tại ô Level rồi sửa lại. Hoặc thêm/bớt các giá trị khác bằng các nút Add hoặc Delete. Sau đó chọn màu sắc, độ dày mỏng cho những đường này.

Cài đặt xong thì bấm OK để hoàn tất. Chỉ báo MFI sẽ hiển thị dưới dạng đồ thị đường ngay bên dưới biểu đồ giá như hình sau:

Cách sử dụng chỉ báo MFI hiệu quả nhất trong giao dịch forex

Như đã nói ngay từ ban đầu, chỉ báo MFI cung cấp 3 tín hiệu giao dịch: xác định xu hướng, quá bán/quá mua và phân kỳ/hội tụ. Ở phần này, chúng tôi sẽ trình bày cách sử dụng MFI với cả 3 tín hiệu này.

Xác định xu hướng thị trường với MFI

Để xác định xu hướng thị trường với MFI, các bạn có thể thêm vào các đường 50 hoặc 45-55, tương tự như cách thức giao dịch với RSI.

  • Nếu MFI liên tục nằm trên đường 50 thì thị trường đang trong xu hướng tăng.
  • Nếu MFI liên tục nằm dưới đường 50 thì thị trường đang trong xu hướng giảm.

Ví dụ:

Ngoài ra, các bạn cũng có thể sử dụng tín hiệu này với các đường 45-55 thay cho 50 để xác định xu hướng. Cụ thể:

  • Nếu MFI liên tục nằm trên đường 55 thì thị trường đang trong xu hướng tăng
  • Nếu MFI liên tục nằm dưới đường 45 thì thị trường đang trong xu hướng giảm

Ví dụ:

Tín hiệu quá mua, quá bán

  • Thị trường xuất hiện tín hiệu QUÁ MUA khi MFI tăng dần và vượt lên trên đường 80. Quá mua báo hiệu khả năng thị trường đảo chiều giảm ? tín hiệu vào lệnh Sell.
  • Thị trường xuất hiện tín hiệu QUÁ BÁN khi MFI giảm dần và vượt xuống dưới đường 20. Quá bán báo hiệu khả năng thị trường đảo chiều tăng ? tín hiệu vào lệnh Buy.

Cách giao dịch cụ thể như sau:

  • Tín hiệu Buy khi MFI đi từ dưới vùng quá bán và cắt lên trên đường 20. Vào lệnh khi MFI vừa cắt lên trên đường 20 hoặc sau khi có sự xác nhận của nến tăng trên đồ thị giá.
  • Tín hiệu Sell khi MFI đi từ trên vùng quá mua và cắt xuống dưới đường 80. Tương tự, vào lệnh khi MFI vừa cắt xuống đường 80 hoặc chờ đợi sự xác nhận của nến giảm trên đồ thị giá.

Ví dụ:

Ở lệnh Buy đầu tiên, khi giá hình thành một cây nến Doji chân dài, khả năng là giá sẽ bùng phát theo một hướng nhất định, có thể tăng hoặc giảm mạnh, nhưng vì nó xuất hiện sau một xu hướng giảm kéo dài nên khả năng là giá sẽ đảo chiều tăng. Cùng lúc này, MFI đi vào vùng quá bán, do đó, xác suất thị trường sẽ đảo chiều được tăng lên. Lúc này, các bạn chỉ chờ đợi MFI cắt đường 20 đi lên thì vào lệnh Buy.

Tương tự ở lệnh Buy thứ 2, mô hình nến đảo chiều tăng Đáy nhíp (Tweezer Bottom) xuất hiện khi MFI rơi vào vùng quá bán càng làm tăng khả năng đảo chiều của giá.

Ở lệnh Sell thứ 3, nếu không quan sát một cách tổng quát thì rất khó mà tìm ra được một tín hiệu nào khác ngoài MFI đi vào vùng quá mua. Tuy nhiên, nếu các bạn thu nhỏ biểu đồ giá lại, sẽ thấy thị trường đang trong một xu hướng giảm dài hạn, cụ thể:

Khi giá chạm vào trendline của xu hướng giảm thì MFI đi vào vùng quá mua, củng cố cho tín hiệu giá sẽ quay đầu đi xuống.

Một điểm chung cho cả 3 trường hợp trên là chúng ta đều sử dụng các công cụ khác để xác nhận lại tín hiệu của MFI vì đơn giản các tín hiệu này không phải lúc nào cũng chính xác.

Ví dụ: MFI rơi vào vùng quá mua/quá bán nhưng thị trường không đảo chiều.

MFI rơi vào vùng quá mua nhưng giá vẫn tăng. Mặc dù ngay sau khi MFI cắt đường 80 từ trên xuống, giá có giảm, nhưng đó chỉ là một đợt điều chỉnh giảm rất nhỏ.

Tương tự, MFI rơi vào vùng quá bán nhưng giá vẫn giảm, các tín hiệu quá bán này chỉ đơn giản là những đợt điều chỉnh tăng rất nhỏ trong một xu hướng giảm lớn. Chỉ có tín hiệu quá bán thứ 3 là giá có đảo chiều tăng nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn, mức tăng không cao, giao dịch không hiệu quả do tỷ lệ Risk:Reward không tốt.

  • Cách giao dịch hiệu quả với tín hiệu quá mua/quá bán

Trên thực tế, các tín hiệu quá mua, quá bán của MFI xảy ra rất thường xuyên và không phải lúc nào cũng đúng, như ví dụ ở trên. Chính vì thế, bên cạnh việc kết hợp với các công cụ phân tích khác, chúng ta cần quan sát thêm chuyển động của MFI sau khi rời khỏi các vùng quá mua/quá bán này.

Cụ thể như sau:

  • Đầu tiên là nhận biết MFI đã thoát ra khỏi vùng quá mua (cắt đường 80 từ trên xuống) hoặc thoát khỏi vùng quá bán (cắt đường 20 từ dưới lên).
  • Quan sát chuyển động của MFI: thông thường, MFI sẽ retest lại các đường 20 hoặc 80 trước khi nó vượt ra khỏi hoàn toàn các vùng quá bán, quá mua.
    • Đối với tín hiệu quá bán: sau khi cắt đường 20 từ dưới lên, MFI sẽ dao động gần đường 20 nhưng không đi vào lại bên trong vùng quá bán.
    • Đối với tín hiệu quá mua: sau khi cắt đường 80 từ trên xuống, MFI sẽ dao động gần đường 80 nhưng không đi vào lại bên trong vùng quá mua.
  • Vào lệnh: vào lệnh Buy ngay khi MFI tăng lên, phá vỡ đỉnh gần nhất trước đó, phá vỡ đợt retest. Vào lệnh Sell ngay khi MFI giảm xuống, phá vỡ đáy gần nhất trước đó, chấm dứt đợt retest.

Ví dụ:

  • Vị trí số 1: MFI rơi vào vùng quá bán
  • Sau đó cắt lên trên đường 20 để ra khỏi vùng này và dao động xung quanh đường 20.
  • Có 2 đợt MFI retest lại đường 20 nhưng không đi vào lại bên trong vùng quá bán (vị trí số 2, 3)
  • Vị trí số 4 là lúc MFI tăng lên phá vỡ đỉnh gần nhất trước đó (và cũng là kháng cự của MFI trong trường hợp này).
  • Vào lệnh tại vị trí số 4, stop loss phía dưới đáy gần nhất trên đồ thị giá
  • Chốt lời khi MFI cắt đường 80 từ trên xuống (vị trí số 5)

Ví dụ:

Diễn biến MFI của lệnh Buy trong trường hợp này khá giống với lệnh Buy ở ví dụ trên:

  • Vị trí số 1: MFI rơi vào vùng quá bán
  • Vị trí số 2, 3: MFI retest lại đường 20 nhưng không đi vào lại vùng quá bán
  • Vị trí số 4: MFI tăng lên phá vỡ đỉnh gần nhất trước đó.
  • Vào lệnh Buy tại vị trí số 4, đóng lệnh tại vị trí số 5 khi MFI cắt đường 80 từ trên xuống.

Lệnh Sell:

  • Tại vị trí số 1’, MFI rơi vào vùng quá mua.
  • Sau đó, MFI retest lại ngưỡng quá mua này một lần nữa tại vị trí số 2’ nhưng không cắt lên trở lại ngưỡng này.
  • Vào lệnh Sell ngay khi MFI giảm xuống phá vỡ đáy gần nhất trước đó tại vị trí số 3’.
  • Stop loss phía trên đỉnh của xu hướng tăng và đóng lệnh chốt lợi nhuận tại vị trí số 4’ khi MFI cắt đường 20 từ dưới lên.

Tín hiệu phân kỳ, hội tụ

  • Phân kỳ khi giá tạo đỉnh cao hơn nhưng MFI tạo đỉnh thấp hơn. Giá tạo đỉnh cao hơn nghĩa là thị trường vẫn đang trong xu hướng tăng, nhưng MFI tạo đỉnh thấp hơn chứng tỏ đà tăng của xu hướng đã yếu đi, khả năng cao thị trường sẽ đảo chiều giảm.
  • Hội tụ khi giá tạo đáy thấp hơn nhưng MFI tạo đáy cao hơn ? thị trường đảo chiều tăng.

Các tín hiệu phân kỳ hay hội tụ của MFI và giá chỉ cho chúng ta biết được khả năng thị trường tăng hay giảm, giúp trader xác định hướng giao dịch nhưng không chỉ rõ điểm vào/thoát lệnh. Chính vì vậy, để giao dịch hiệu quả với tín hiệu này, các bạn cần kết hợp thêm những công cụ khác như mô hình nến Nhật, mô hình giá, chỉ báo kỹ thuật khác để xác định điểm vào/thoát lệnh hợp lý.

Ví dụ:

Ở trường hợp này, tín hiệu phân kỳ xuất hiện, báo hiệu khả năng giá sẽ đảo chiều giảm. Lúc này, quan sát biểu đồ giá, chúng ta sẽ thấy rằng giá đang hình thành mô hình Vai-Đầu-Vai, một mô hình giá đảo chiều giảm rất phổ biến trong forex.

Các bạn tiến hành vẽ đường neckline của mô hình để xác định điểm vào lệnh. Có thể vào lệnh ngay khi giá breakout đường neckline (vị trí số 1) hoặc sau đợt retest lại (vị trí số 2).

Stop loss phía trên đỉnh đầu của mô hình giá. Take profit theo mô hình giá: điểm chốt lời cách điểm vào lệnh một khoảng bằng chiều cao từ đỉnh đầu đến đường neckline. Hoặc chốt lời theo tín hiệu của MFI: đóng lệnh khi MFI cắt đường 20 từ dưới lên.

Ví dụ:

Đây là trường hợp chúng ta có thể sử dụng kết hợp đường trendline của xu hướng để xác định điểm vào lệnh khi giao dịch với tín hiệu phân kỳ/hội tụ giữa MFI và giá.

Khi tín hiệu hội tụ giữa MFI và giá xuất hiện cũng là lúc MFI vừa đi ra khỏi vùng quá bán, điều này làm cho khả năng đảo chiều tăng của giá cao hơn.

Trong trường hợp này, chúng ta có 2 cách để xác định điểm vào lệnh.

  • Cách 1: sử dụng tín hiệu quá bán của MFI. Cách này các bạn thực hiện các bước giao dịch tương tự như các ví dụ đã trình bày ở phần trên. Vào lệnh khi MFI phá vỡ đỉnh gần nhất trước đó sau đợt retest đường 20.
  • Cách 2: sử dụng trendline để xác định điểm vào lệnh. Tiến hành vẽ đường trendline cho xu hướng giảm, vào lệnh khi giá phá vỡ đường trendline và đi lên.

Có thể thấy rằng, ở cả 2 cách giao dịch thì điểm vào lệnh là như nhau. Đóng vị thế khi MFI cắt đường 80 từ trên xuống.

Lưu ý: mặc dù tín hiệu phân kỳ/hội tụ thường mang lại lợi nhuận cao do trader có thể đón đầu xu hướng nhưng không phải lúc nào các tín hiệu này cũng xảy ra đúng, giống như các tín hiệu quá mua/quá bán, cũng sẽ có lúc “đời không như là mơ”.

Ví dụ: xuất hiện tín hiệu hội tụ nhưng giá vẫn giảm

MFI không phải là một hệ thống giao dịch hoàn chỉnh, nếu sử dụng độc lập các tín hiệu từ chỉ báo này để giao dịch sẽ không mang lại hiệu quả. Kết hợp càng nhiều công cụ lại với nhau và nếu các công cụ này đều cho tín hiệu như nhau thì giao dịch càng có xác suất thành công cao. Tuy nhiên, sử dụng càng nhiều công cụ phân tích trên cùng biểu đồ sẽ rất khó nhìn và rắc rối, không phù hợp với những bạn mới bắt đầu. Chính vì thế, với mỗi indicators, các bạn chỉ cần lựa chọn ra từ 1 đến 2 công cụ khác kết hợp với nó một cách hiệu quả nhất.

Hy vọng với những gì mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết này, các bạn sẽ nắm được cách giao dịch với MFI – một RSI hoàn chỉnh. Mặc dù những kiến thức được trình bày ở trên không phải là tất cả về chỉ báo MFI nhưng nó sẽ là những nền tảng vững chắc nhất để các bạn có thể sử dụng chỉ báo này một cách tốt nhất. Hãy luyện tập giao dịch với MFI thường xuyên, thử-sai với nhiều chiến lược, công cụ phân tích, các bạn sẽ tìm ra “chén thánh” riêng cho mình.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG.

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here