Home All Mô hình sóng điều chỉnh – Corrective Wave

Mô hình sóng điều chỉnh – Corrective Wave

0
Mô hình sóng điều chỉnh – Corrective Wave

Sóng đẩy và sóng điều chỉnh là hai khái niệm song hành trên con đường chinh phục thị trường Forex. Nếu các Trader đã bỏ ra nhiều sức lực để đẩy thị trường lên thì sóng điều chỉnh (Impulse Wave) là “công thức” giúp các Trader nhận biết và tránh được tình trạng lao vào ôm hàng khi nhà cái xuống hàng. Chính vì đặc thù quan trọng trên, các nhà giao dịch ngoại hối tuyệt đối không thể bỏ qua bài viết này.

Tìm hiểu về sóng điều chỉnh (Corrective wave) là gì?

Nếu sóng đẩy là sóng đi thuận chiều xu hướng thị trường tài chính thì với sóng điều chỉnh (mô hình sóng 3) là các sóng đi ngược chiều xu hướng với mô hình sóng đẩy (Impulse Wave).

Để có thể phân biệt với sóng đẩy thì sóng điều chỉnh được kí hiệu theo tên các chữ cái A-B-C. Với đặc tính yếu và thời gian diễn ra chậm hơn so với sóng đẩy thì đây được xem là giai đoạn thị trường Forex đang trong giai đoạn “giải lao” sau 1 giai đoạn giá tăng mạnh mẽ.

Những mô hình sóng điều chỉnh (Corrective wave) mà các Trader cần ghi nhớ

Sóng điều chỉnh có rất nhiều mô hình khác nhau tồn tại trên thị trường Forex. Theo nghiên cứu của Elliott thì sóng điều chỉnh có đến 21 mô hình từ đơn giản đến phức tạp. Tuy nhiên các sóng điều chỉnh đều được bắt nguồn từ 3 mô hình sóng cơ bản sau và được áp dụng cho cả chu kỳ tăng và giảm:

  • Mô hình sóng Zig-Zag (sóng chữ Z).
  • Mô hình sóng Phẳng (sóng chữ N – Flat).
  • Mô hình sóng tam giác (Triangle).

Điều đặc biệt nhất ở các mô hình sóng điều chỉnh cơ bản này là dù bất cứ Trader nào cũng có thể ghi nhớ dễ dàng và áp dụng vào chiến thuật của mình trong giao dịch Forex.

Để các bạn có thể nắm rõ thông tin chi tiết, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu sâu hơn về từng mô hình được xây dựng theo xu hướng tăng (có ví dụ minh họa bên dưới). Nếu các trade đang theo xu hướng giảm thì có thể áp dụng đảo ngược chúng.

Mô hình sóng Zig-Zag (sóng chữ Z)

Đúng như tên gọi, mô hình sóng Zig-Zag được cấu thành từ 3 sóng nhỏ lần lượt đánh dấu là A-B-C đi ngược chiều lại với xu hướng chính và tạo thành hình Zig-Zag như ảnh bên dưới. Trong đó, các trader cần đặc biệt lưu ý về mô hình này là biến động rất dốc.

Có thể nói mô hình sóng Zig-Zag là mô hình sóng điều chỉnh phổ biến nhất. Do đó, các Trader cần lưu ý các thông tin sau:

  • Sóng A phải tuân theo mô hình sóng đẩy (Impulse Wave) hoặc mô hình sóng chéo khởi đầu (Leading Diagonal).
  • Thường sóng B sẽ ngắn hơn so với sóng A và sóng C.
  • Sóng C phải tuân thủ theo mô hình sóng đẩy (Impulse Wave) hoặc mô hình sóng chéo kết thúc (Ending Diagonal).
  • Mô hình sóng Zig-Zag đi theo cấu trúc 5-3-5.

Ngoài ra, mô hình sóng Zig-Zag được chia ra thành 3 biến thể nữa là mô hình Double Zigzag (DZ) và mô hình Triple Zigzag (TZ).

Mô hình sóng Phẳng (sóng chữ N – Flat)

So với mô hình sóng Zig-Zag di chuyển theo xu hướng đi lên mạnh và xuống mạnh thì mô hình sóng Phẳng lại có xu hướng di chuyển đi ngang. Điều đặc biệt ở mô hình này chính là các sóng dường như có độ dài tương đối cân xứng đồng đều. Chính vì thế nó được ví như Flat (mặt phẳng).

Một số quy tắc mà các nhà giao dịch Forex cần lưu ý về mô hình sóng này:

  • Mô hình sóng phẳng đi theo cấu trúc 3-3-5 hoặc 3-3-7 không như mô hình Zig-Zag đi theo cấu trúc 5-3-5.
  • Sóng A có thể đi tuân theo bất kỳ mô hình điều chỉnh nào.
  • Sóng A và sóng C di chuyển ngược lại với sóng B.
  • Một số trường hợp sóng B không được di chuyển vượt khỏi điểm ban đầu của sóng A.
  • Sóng C không được dài gấp 3 lần chiều dài sóng A (3A ≥ C).
  • Đối với sóng A, sóng C bắt buộc phải chia sẻ vùng giá với sóng A.

Mô hình sóng Flat có 3 biến thể sau: mô hình Flat Irregular, mô hình Flat Running và mô hình Flat Elongated.

Mô hình sóng tam giác (Triangle)

Mô hình sóng tam giác là mô hình điều chỉnh bị “giới hạn” giữa các đường xu hướng hội tụ và các đường xu hướng phân kỳ. Với mô hình này sẽ được tạo bởi 5 sóng và được đánh dấu từ A-B-C-D-E-F. Các tam giác này sẽ đi ngược lại chiều xu hướng chính và có thể là tam giác cân, mở rộng hoặc tam giác tăng dần, giảm dần.

Để dễ dàng áp dụng chiến thuật mô hình sóng tam giác, các Trader cần lưu ý những quy tắc sau đây nhé:

  • Các sóng tam giác chỉ xuất hiện ở cơn sóng thứ 4
  • Các sóng tam giác được cấu thành từ dạng 3 sóng A-B-C chứ không phải dạng 5 sóng 1-2-3-4-5.
  • Các sóng tam giác thường không đứng 1 mình mà phải kết hợp với các sóng khác để tạo thành một mô hình hoàn chỉnh.
  • Trong một xu hướng tăng, mô hình sóng điều chỉnh đảm nhận vai trò biểu thị cho cả 2 thị trường đầu cơ giá lên và đầu cơ giá xuống.

Ngoài ra, sóng điều chỉnh tam giác có 2 biến thể phổ biến là mô hình Contracting Triangle và mô hình Expanding Triangle.

KẾT LUẬN

Qua những thông tin quan trọng trên, chúng ta đã thấy được mức độ quan trọng của mô hình sóng điều chỉnh (Corrective Wave) đối với các nhà đầu tư trong giao dịch Forex.

Từ các kiến thức quan trọng này, chúng ta thấy được mô hình điều chỉnh thường không có những mức giá lên mạnh. Do đó nó cho các Trader ít cơ hội vào lệnh và khi đó họ sẽ có thêm thời gian phân tích 1 con sóng điều chỉnh để bảo toàn vốn tốt nhất.

 

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here