Mô hình sóng đẩy – Impulse Wave

0

Với những nhà đầu tư khi đã tham gia và tìm hiểu về thị trường chứng khoán thì khái niệm sóng không còn quá xa lạ. Mô hình sóng được xem là công cụ phân tích kỹ thuật thị trường cực kỳ hiệu quả. Sóng không chỉ giúp nhà đầu tư đặt lệnh và thoát lệnh chính xác, mà còn mang lại chiến thuật đầu tư lợi nhuận cao. Nằm trong mô hình sóng Elliott, sóng đẩy giúp nhà đầu tư nắm bắt đúng xu hướng thị trường hiện nay. Vậy sóng đẩy là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về sóng đẩy trong đầu tư chứng khoán qua bài viết bên dưới.

Sóng đẩy là gì? Mô hình sóng đẩy là gì?

Sóng đẩy hay còn gọi là sóng động lực (Impulse Waves) – Ký hiệu sóng IM là các mô hình xác nhận xu hướng thị trường được xác định bởi bởi lý thuyết sóng Elliott. Các nhà đầu tư sử dụng sóng đẩy để phân tích và đưa ra các dự đoán về sự biến động của thị trường tài chính.

Từ khái niệm sóng đẩy, ta có thể hiểu được mô hình sóng đẩy – một mô hình kỹ thuật dùng để diễn tả chi tiết động thái giá của sàn giao dịch (công cụ giao dịch) đang trùng với xu hướng của thị trường. Từ đây, các Trader đưa ra các dự đoán biến động của thị trường tài chính. Có thể là tiền tệ, chứng khoán, hàng hóa,…

Sóng IM có cấu tạo bao gồm mô hình 5 sóng đi theo chiều xu hướng chính (sóng thuận, xu hướng tăng tiến dần lên). Mô hình 3 sóng điều chỉnh đi ngược chiều xu hướng chính. 2 sóng đi ngược xu hướng chính. Các ký tự sóng sẽ được đánh dấu tại điểm cuối của mỗi giao động theo thứ tự từ 1 đến 5.

Sóng đẩy (Impulse Waves)

Quy tắc của mô hình sóng đẩy

Quy tắc sóng động lực trong lý thuyết sóng Elliott có một số nguyên tắc bất dịch. Nếu một trong các quy tắc xung này bị vi phạm, thì mẫu không phải là sóng đẩy.

Quy tắc của mô hình sóng đẩy 

  • Sóng 1 luôn luôn bắt buộc phải là sóng đẩy Impulse hoặc là sóng Leading Diagonal (một dạng mô hình sóng chủ với sóng chéo khởi đầu).
  • Sóng 2 có thể thuộc bất cứ mô hình sóng điều chỉnh nào.
  • Sóng 2 không thể hồi quá 100% so với sóng 1. Không thể là một hình tam giác điều chỉnh (CT) hoặc ET. Nếu sóng 2 thuộc 2 trong 2 mô hình sóng này thì cấu trúc Impulse Wave sẽ bị phá vỡ và toàn bộ đợt sóng không được xếp loại vào sóng đẩy.
  • Sóng 3 bắt buộc phải là sóng đẩy Impulse Wave. Sóng 3 bắt buộc phải dài hơn sóng 2 về giá.
  • Sóng 4 không giới hạn mô hình sóng điều chỉnh, có thể là bất kỳ mô hình điều chỉnh nào, vùng giá của sóng 4 không thể giao nhau với sóng 2.
  • Sóng 5 giống như sóng 1, bắt buộc phải là mô hình sóng IM hoặc ED. Sóng 5 phải có chiều dài ít nhất đạt 70% so với sóng 4 về giá và có thể không vượt qua điểm cuối của sóng 3, khi đó là trường hợp bất quy tắc còn gọi là Failure or Truncated 5th.
  • Trong 3 sóng đẩy 1, 3, 5 thì 1 trong 3 sóng này có thể mở rộng. Nó sẽ là sóng dài nhất so với 2 sóng còn lại.

Ý nghĩa của mô hình sóng đẩy 

Thông qua khái niệm về mô hình sóng đẩy Impulse Wave sẽ có 5 loại sóng. Mỗi loại sẽ thể hiện một ý nghĩa khác nhau. Từ đây, các Trader sẽ xác định được chiến lược giao dịch chứng khoán hiệu quả ở từng giai đoạn cụ thể.

Ý nghĩa của các mô hình sóng đẩy 

Sóng 1 

Sóng 1 là bước tăng trưởng đầu tiên trong giao dịch chứng khoán. Các nhà đầu tư sẽ dự đoán có những đợt sóng tăng tiếp theo và lựa chọn mua để đầu cơ tích trữ. Do đó, giá của sóng 1 tiếp tục được đẩy mạnh lên cao.

Sóng 2

Trong trường hợp lượt mua cao hơn lượt bán, cầu vượt cung sẽ đẩy giá lên cao thì cơn sóng 2 xảy ra. Từ đây, nhà đầu tư sẽ tiến hành chốt lời và sẽ có xu hướng giảm nhẹ trong giá tài sản giao dịch. Tuy nhiên, cổ phiếu sẽ không đạt được mức thấp nhất vẫn có thể dụng xu hướng này để tạo ra nhiều cơ hội hơn cho bản thân, đợi giá tăng trở lại.

Sóng 3

Đây thường là sóng dài nhất và mạnh nhất. Cổ phiếu đã thu hút sự chú ý của công chúng. Nhiều nhà đầu tư tìm hiểu về cổ phiếu và muốn mua nó. Điều này làm cho giá cổ phiếu ngày càng cao, thậm chí là tăng cao đột biến vượt quá mức phá vỡ. Sóng này thường vượt quá mức cao được tạo ra ở cuối sóng 1.

Sóng 4

Các nhà giao dịch chốt lời vì cổ phiếu được coi là đắt trở lại. Làn sóng này có xu hướng yếu vì thường có nhiều người vẫn lạc quan về cổ phiếu và đang chờ mua khi giảm ”.

Sóng 5

Sóng 5 là đợt sóng cuối cùng. Đây là điểm mà hầu hết mọi nhà đầu tư ồ ạt trở lại thị trường và chợp lấy cơ hội chốt lời. Đợt sóng này sẽ kết thúc và mô hình sóng điều chỉnh ABC bắt đầu.

Việc tìm hiểu kỹ và nắm rõ các quy tắc về sóng đẩy là điều rất quan trọng khi tham gia vào thị trường chứng khoán. Đừng chỉ làm theo cảm tính mà gây ra khả năng xảy ra lỗ nặng. Mong từ bài viết của chúng tôi, đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin hữu ích về mô hình sóng đẩy (Impulse Wave). Từ đây, các nhà đầu tư và giúp cho mọi người có thêm một kỹ thuật phân tích hiệu quả.

 

 

Bài trướcSóng Elliott là gì?
Bài tiếp theoMô hình sóng điều chỉnh – Corrective Wave

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây