Đường xu hướng là một chỉ báo quan trọng dùng để xác định xu hướng tăng hay giảm của thị trường, trên biểu đồ chứng khoán. Đường xu hướng không chỉ giúp bạn nhận biết được thị trường đang là sóng tăng (Uptrend) hay sóng giảm (Downtrend), mà còn giúp bạn xác định được thời điểm đặt lệnh mua bán thích hợp.
Vậy đường xu hướng là gì? Cách vẽ đường xu hướng như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Trước khi tìm hiểu về đường xu hướng, bạn cần biết về xu hướng là gì. Chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ qua ví dụ minh họa dưới đây:
Nội Dung
Xu hướng (Trend) là gì?
- Nếu đỉnh sau cao hơn đỉnh trước, Và đáy sau cao hơn đáy trước
- Thì có nghĩa là cổ phiếu đang trong xu hướng tăng
Cách xác định xu hướng trên biểu đồ chứng khoán
Ví dụ:
- Nếu đỉnh 2 cao hơn đỉnh 1; đỉnh 3 cao hơn đỉnh 2;
- Và đáy 2 cao hơn đáy 1 (như hình trên)
- Thì cổ phiếu đang trong xu hướng tăng
♦ Ngược lại, nếu đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước; và đáy sau thấp hơn đáy trước ⇒ thì có nghĩa là cổ phiếu đó đang vào xu hướng giảm.
Tóm lại: Chỉ cần so sánh đỉnh và đáy hiện tại so với đỉnh và đáy trước đó ⇒ Bạn sẽ biết ngay xu hướng cổ phiếu đó đang tăng hay giảm.
- Xu hướng tăng của cổ phiếu bắt đầu từ sóng: 1, 2, 3, 4.
- Xu hướng giảm bắt đầu từ sóng: 5, 6
Câu chuyện mua cổ phiếu bất chấp của anh A
Anh A là một nhà đầu tư mới trên thị trường chứng khoán, một hôm đọc báo, anh thấy cổ phiếu của Công ty B có xuất hiện thông tin tốt và nghĩ rằng giá sẽ tăng.
Như bắt được vàng, anh A vội vã dùng toàn bộ số tiền tiết kiệm để mua cổ phiếu B, vì sợ bỏ lỡ cơ hội (sợ cháy hàng). Mặc dù cổ phiếu B đang trong xu hướng giảm.
Phân tích cổ phiếu B trên biểu đồ sẽ thấy: Nếu nối các đỉnh lại với nhau bằng một đường thẳng → thì ta được một đường thẳng hướng xuống → Chứng tỏ giá cổ phiếu đang đi vào xu hướng giảm.
Mặc dù có người khuyên anh chưa nên mua lúc này, vì giá cổ phiếu đang vào sóng giảm (Downtrend)
Nhưng anh A vẫn một mực tin tưởng rằng: “Có tin tốt thì mua thôi chứ, cần gì quan tâm đến xu hướng… Mà nó có giảm đi nữa thì rồi sau này vẫn sẽ tăng lên thôi”
Tuy nhiên, cách mua của anh A là rất nguy hiểm:
“Cổ phiếu ở xu hướng đi xuống. Nếu mua là rất dễ thua!”
Giả sử bây giờ giá cổ phiếu B là 100.000 đồng, mà đang ở xu hướng giảm, thì có 2 cách mua như sau:
♦ Cách 1 (cách mua của anh A): Mua ngay tại giá 100.000 đồng, đến khi giá giảm về 50.000 đồng, sau đó tăng lại lên 100.000 đồng → Huề vốn (thà gửi tiết kiệm ngân hàng còn hơn)
♦ Cách 2 (cách mua khôn ngoan hơn): Kiên nhẫn đợi nó giảm sâu, rồi ngóc đầu lên khoảng giá 50.000 đồng rồi MUA. Sau đó giá cổ phiếu lại tăng lên 100.000 đồng → Lãi gấp đôi.
Sai lầm của anh A là:
- Nóng vội mua ở giá 100k, rồi đau đớn chịu đựng cơn sụt giảm.
- Dù giá có tăng lại lên 100k đi nữa, thì kết quả cũng chẳng lãi được đồng nào.
- Nếu kiên nhẫn hơn, đợi nó giảm sâu về 50k, rồi mua có phải mua được giá tốt hơn.
3 cấu trúc của xu hướng
Chứng khoán có 3 xu hướng:
♦ Uptrend: Xu hướng tăng;
♦ Downtrend: Xu hướng giảm;
♦ Sideway: Xu hướng đi ngang.
Đồ thị giá trên thực tế không đi theo 1 đường thẳng, mà có dạng gấp khúc hình zigzag như sau:
3 cấu trúc của xu hướng
Vậy đường xu hướng (trendline) là gì?
Đường xu hướng (đường trendline) là đường thẳng nối liền các đỉnh (hoặc đáy) liền nhau của một cổ phiếu trên biểu đồ giá → nhằm xác định xu hướng hiện tại của cổ phiếu đó
♦ Đường xu hướng nối giữa các ĐÁY liền nhau → đóng vai trò là đường hỗ trợ trong xu hướng tăng. Hay còn gọi là đường Trendline tăng.
Đường trendline tăng (vẽ được trong xu hướng tăng)
♦ Đường xu hướng nối giữa các ĐỈNH liền nhau → đóng vai trò là đường kháng cự trong xu hướng giảm. Hay còn gọi là đường Trendline giảm.
Đường trendline giảm (vẽ được trong xu hướng giảm)
Áp dụng đường Trendline trong đầu tư chứng khoán
Đường Trendline không chỉ có ý nghĩa trong việc xác định xu hướng của thị trường, mà còn đóng vai trò là đường hỗ trợ hoặc kháng cự trong một xu hướng
Do đó, ta có thể sử dụng đường Trendline như một đường hỗ trợ, kháng cự trong 1 xu hướng cụ thể → để xác định điểm mua-bán hợp lý.
♦ Trong 1 xu hướng tăng: Bất cứ khi nào giá chạm đường Trendline thì sẽ có xu hướng bật lên tăng tiếp.
Mua khi giá chạm đường xu hướng tăng
→ Vì vậy, ta có thể đặt lệnh MUA ngay tại vị trí khi giá chạm đường trendline trong xu hướng tăng
♦ Trong 1 xu hướng giảm: Bất cứ khi nào giá chạm đường Trendline thì sẽ có xu hướng tiếp tục giảm.
Bán khi giá chạm đường xu hướng giảm
→ Nếu cổ phiếu vào giai đoạn Downtrend, bạn có thể canh BÁN ngay khi giá cổ phiếu chạm đường Trendline.
Đây là 2 ứng dụng quan trọng nhất của đường xu hướng trong đầu tư chứng khoán: Đó chính là xác định điểm mua-bán chứng khoán thích hợp trong một xu hướng nhất định.
Cách vẽ đường xu hướng
Việc vẽ đường xu hướng (trendline) rất đơn giản.
Bạn chỉ cần làm như sau:
Bước 1: Xác định các đỉnh, đáy hiện tại
Xác định các đỉnh- đáy hiện tại
Bước 2: Nối các đỉnh (hoặc đáy) liền nhau đó bằng 1 đường thẳng → là có thể xác định được xu hướng của giá trong khoảng thời gian nhất định.
Mình đã có rất nhiều ví dụ và hình ảnh minh họa ở trên, bạn có thể tham khảo để vẽ cho chính xác.
Kết luận
Đường xu hướng là một chỉ báo tuyệt vời để xác định xu hướng giá của một cổ phiếu (hay một loại hàng hóa, tiền tệ bất kỳ).
Đây có thể coi là một phát minh kỳ diệu về quy luật tâm lý của thị trường, mà bất kể khi nào giá chạm phải đường trendline sẽ có xu hướng bật ngược lại.
Lợi dụng quy luật này nhà đầu tư có thể tìm ra thời điểm mua-bán thích hợp trong một thị trường giá đầy tính biến động.
Lúc này bạn có thể hỏi: “Nếu như giá phá vỡ đường xu hướng thì sao?”
Câu trả lời là: Nếu như giá không tôn trọng (phá vỡ) đường xu hướng thì có nghĩa là lúc này xu hướng đã có sự thay đổi (đi ngược lại với xu hướng hiện tại hoặc đi sideway – đi ngang)
Đây cũng là cách để bạn nhận biết và nắm bắt xu hướng của thị trường một cách kịp thời → giúp đưa ra những phương pháp giao dịch hợp lý – thuận theo xu hướng.
Nhà đầu tư chuyên nghiệp thường có câu nói rằng: Trend is friend
“Xu hướng là bạn”
Như vậy, trong đầu tư hãy bám lấy xu hướng để tìm kiếm lợi nhuận bằng cách áp dụng đường xu hướng để giao dịch thành công.