Đường trung bình động (EMA) là gì?

0

Chỉ báo trung bình động MA trong phân tích kỹ thuật là một công cụ không thể thiếu đối với nhà giao dịch. Trong trading có rất nhiều loại đường trung bình động (đường MA), tuy nhiên loại MA được sử dụng nhiều nhất đó chính là trung bình động lũy thừa (Exponential Moving Average – EMA), với cách tính trung bình theo cấp số nhân, giúp các nhà giao dịch có góc nhìn trực quan và chính xác hơn. Trong bài viết này chúng tôi sẽ giới thiệu về đường EMA là gì, cách tính của nó và cách sử dụng trong phân tích kỹ thuật nhé.

Đường EMA là gì?

Đường EMA là một trong 2 loại đường Trung bình động (Moving Average – MA) được sử dụng phố biến nhất.

EMA thuộc nhóm chỉ báo rất thông dụng trong phân tích kĩ thuật, nó giúp xác định trọng số của những dữ liệu gần nhất, với tính toán đó nó giúp cho đường đi chuẩn xác hơn so với những đường MA đơn giản.

Tức là EMA phản ứng nhanh và chính xác hơn về sự thay đổi trong hành động giá của một cặp tiền nào đó. EMA là một phần quan trọng trong chiến lược của nhiều nhà giao dịch; bởi nó có thể phát huy tác dụng hiệu quả nhất khi kết hợp với những chỉ báo kỹ thuật khác nhau.

Ngoài ra EMA còn giúp chúng ta nhận biết được xu hướng của thị trường và xác định được các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự.

Đặc điểm của đường EMA

EMA là công cụ theo sau xu hướng tốt hơn vì nó có trọng số cao hơn cho các dữ liệu mới nhất và có những thay đổi nhanh hơn so với đường SMA.

Độ dốc của EMA tăng lên phản ánh tâm trạng lạc quan và giảm xuống thể hiện tâm trạng bi quan.

Khung thời gian quan sát tương đối hẹp làm cho đường EMA nhạy cảm với biến động giá, nghĩa là nó sớm bắt theo xu hướng, nhưng lại dễ dàng bị mắc bẫy. Bẫy là sự đảo chiều nhanh chóng của tín hiệu giao dịch. EMA với khung thời gian quan sát dài hơn tạo ra ít bẫy hơn nhưng bỏ lỡ các điểm đảo chiều nhiều hơn. Do đó cần chọn khung thời gian dài hạn hơn khi giao dịch.

Công thức tính EMA

Để tính EMA, chúng ta phải thực hiện 3 bước:

Bước 1: Tính đường trung bình động giản đơn SMA cho giá trị EMA ban đầu. Đường trung bình động hàm mũ (EMA) phải bắt đầu từ một vị trí cụ thể trong quá khứ, do đó, đường trung bình động giản đơn SMA được sử dụng như EMA của chu kỳ trước trong lần tính toán đầu tiên.

Bước 02: Thứ hai, tính toán hệ số nhân.

Bước 03: Tính Trung bình động theo hàm mũ cho mỗi khoảng thời gian giữa giá trị EMA ban đầu và thời gian hiện tại bằng cách sử dụng giá, số nhân và giá trị EMA của khoảng thời gian trước đó.

Công thức tính:

  • EMA [today] = (Price [today] x K) + (EMA [yesterday] x (1 – K))

Trong đó:

  • K = 2 ÷(N + 1)
  • N = chu kỳ của EMA (VD: 5 ngày, 10 ngày hoặc 10 giờ, 20 giờ…)
  • Price [today] = Giá đóng cửa của nến hiện tại.
  • EMA [yesterday] = Giá trị EMA của nến trước đó
  • EMA [today] = Giá trị EMA của nến hiện tại

Việc chọn giá trị đầu tiên tính toán EMA được xử lý theo một trong hai cách sau:

  • Cách thứ nhất: Bạn có thể bắt đầu bằng cách tạo trung bình đơn giản của số cố định đầu tiên (N) và sử dụng giá trị đó để tính toán EMA.
  • Cách thứ hai: Bạn có thể sử dụng điểm dữ liệu đầu tiên (thường là giá đóng) làm giá trị đầu tiên và sau đó tính toán EMA từ thời điểm đó trở đi.

So sánh giữa EMA và SMA

Đầu tiên, chúng ta hãy điểm qua ví dụ với SMA 5 trên biểu đồ ngày.

Với giá đóng cửa của 5 ngày qua:

  • Ngày 1: 1.3172
  • Ngày 2: 1.3231
  • Ngày 3: 1.3164
  • Ngày 4: 1.3186
  • Ngày 5: 1.3293

Ta tính được SMA như sau:

  • (1.3172 + 1.3231 + 1.3164 + 1.3186 + 1.3293) / 5 = 1.3209

Giả sử, có một tin tức được công bố vào ngày thứ 2 khiến giá rớt mạnh về vùng về vùng 1.3000. Lúc này, thay 1.3000 vào công thức bên trên, ta có được SMA mới:

  • (1.3172 + 1.3000 + 1.3164 + 1.3186 + 1.3293) / 5 = 1.3163

Như vậy, giá trị đường SMA đã thấp hơn nhiều so với kết quả ta có ban đầu, khiến trader nghĩ giá đổi chiều đi xuống nhưng thực ra sự biến động ngày hai chỉ là do tin xấu ảnh hưởng mà thôi.

Đến đây, ta có thể thấy vấn đề tồn tại là do SMA quá đơn giản và không lọc được hết những tín hiệu nhiễu. Vì vậy, để khắc phục những hạn chế này, những người tham gia trade coin cần dùng đến đường EMA.

Khác với SMA, EMA sẽ đặt trọng số vào những kỳ gần nhất, cụ thể là giá ở ngày 3, 4 và 5 ở ví dụ trên, nghĩa là những thay đổi ngày 2 sẽ ít giá trị và không tạo ra tác động lớn như SMA.

Tóm lại, EMA chú trọng đến những hành động giá gần hơn những dữ liệu quá xa theo dòng thời gian.

Ví dụ dưới đây sẽ cho bạn thấy rõ sự khác biệt giữa SMA và EMA trên cùng 1 dữ liệu biểu đồ.

Bạn có thể thấy đường EMA 30 màu đỏ có vẻ gần với giá hơn so với đường SMA30 màu xanh, nghĩa là EMA đại diện chính xác hơn những biến động giá gần nhất.

Tóm lại:

  • Nếu SMA cho thấy đồ thị mềm mại, ít nhạy với thị trường giúp trader tránh khỏi những tín hiệu sai nhưng lại phản ứng chậm khiến việc nhận biết tín hiệu chậm.
  • EMA phản ứng nhanh và thể hiện được biến động giá gần nhất, nhưng cũng chính vì biến động nhanh nên dễ khiến trader có tín hiệu sai.

Lợi thế của EMA so với SMA?

EMA có lợi thế vượt trội so với đường SMA, cùng điểm qua một số lợi thế của nó nhé.

Thứ nhất, nó phân bổ trọng số lớn hơn cho ngày giao dịch gần nhất. Nghĩa là tâm trạng gần nhất của đám đông là quan trọng hơn.

Thứ hai, EMA không bị nhảy khi dữ liệu cũ bị loại bỏ ra khỏi khung thời gian quan sát giống như đường MA giản đơn gặp phải. Dữ liệu cũ nên bị loại bỏ với ít sự tổng thể hiện tại. ảnh hưởng, giống như tâm trạng quá khứ không phản ánh đúng bức tranh tổng thể hiện tại.

Khung thời gian EMA phổ biến

Tùy vào chiến lược và phương pháp của mỗi nhà giao dịch để căn chỉnh mức thời gian cho phù hợp. Một số khung thời gian nhất định được các nhà giao dịch đã thử nghiệm như:

  • Dài hạn: Các chỉ số thiết lập trên trong EMA gọi là khung thời gian, và phổ biến nhất được nhiều nhà giao dịch sử dụng là các mức như 50; 100; 200 cho khung dài hạn.
  • Ngắn hạn: Nếu là nhà giao dịch ngắn hạn, thường họ sẽ sử dụng đường EMA 12 và 26 là tốt nhất.

Bạn hoàn toàn có thể vào phần thiết lập để điều chỉnh những con số này. Để đưa ra được những con số như trên các chuyên gia giao dịch đã tính toán và thử nghiệm chúng. Nếu là nhà giao dịch mới vào chúng ta nên kế thừa và hiểu rõ phương pháp để giao dịch. Hoặc tốt hơn bạn có thể thiết lập với những con số khác phù hợp với mình.

Cách giao dịch với đường EMA

EMA là chỉ báo hữu ích và ưa thích với các nhà giao dịch ngắn hạn, họ thường nhìn chỉ báo và ra những quyết định cho giao dịch nhanh chóng. Đường EMA hoạt động độc lập và bạn có thể kết hợp với bất kỳ công cụ nào khác để hoàn thành bức tranh tổng thể cho chiến lược của bạn.

Trước khi xác định đường đi của chỉ báo EMA bạn cần biết cách đọc EMA. Có một số nguyên tắc với chỉ số trung bình động theo hàm mũ này là:

  • Với khung thời gian dài, EMA giúp bạn nhìn rõ được xu hướng tổng thể của thị trường và đường đi của giá trên biểu đồ tốt hơn.
  • Vẽ đường EMA ngắn lồng với khung EMA dài hạn sẽ giúp bạn xác định những cơ hội chéo tốt hơn.
  • Tín hiệu mua nếu đường EMA tăng lên. Khi giá giảm xuống gần đường trung bình động là tín hiệu để mua lên.
  • Tín hiệu bán nếu đường EMA giảm xuống. Bạn nên theo phe bán khi đường EMA như thế này.
  • Xác định mức hỗ trợ: Nếu giá và chỉ báo EMA cắt nhau ở phía trên đường EMA thì nó đứng ở vai trò hỗ trợ.
  • Xác định mức kháng cự: Nếu giá và chỉ báo EMA cắt nhau ở phía dưới đường EMA thì lúc này nó vai trò mức kháng cự

Mỗi nhà giao dịch có một phong cách và phân tích khác nhau. Họ thường kết hợp chỉ báo này với một vài công cụ khác; vì vậy bạn cũng nên kiểm tra tính hiệu quả và thực hành chúng thường xuyên trên tài khoản demo để chắc chắn rằng bạn hiểu rõ cách làm việc của những công cụ này. Bạn nên nhớ đây chỉ là công cụ giúp bạn có góc nhìn tốt hơn và là một phần trong chiến lược giao dịch của bạn mà thôi, đừng quá phụ thuộc vào chúng nhé. Bởi đôi khi thị trường biến động bởi những tin tức cơ bản mà nó không theo một quy luật nào cả, nó sẽ làm bạn cháy tài khoản nhanh hơn nếu không cẩn thận.

Mua khi đường EMA tăng – xu hướng tăng

Nếu như đường EMA tăng lên, chỉ nên giao dịch ở phía mua. Mua khi giá giảm xuống gần chạm vào đường trung bình di động.

Nếu bạn ở vị thế mua, hãy sử dụng lệnh dừng lỗ đặt tại đáy gần nhất, và di chuyển nó đến điểm hòa vốn sớm nhất có thể khi giá đóng cửa ở các mức giá cao hơn.

Bán khi đường EMA giảm – xu hướng giảm

Nếu như đường EMA giảm xuống, chỉ nên giao dịch ở phía bán. Bán khống khi giá hồi phục hướng đến đường EMA và đặt lệnh dừng lỗ tại đỉnh gần nhất. Hạ lệnh dừng lỗ tới điểm hòa vốn khi giá giảm.

Không giao dịch khi EMA nằm ngang – sideway

Nếu như đường EMA nằm phẳng và chỉ nhúc nhích đôi chút, nó đang cho thấy thị trường không có xu hướng. Đừng cố gắng giao dịch bằng cách sử dụng phương pháp theo sau xu hướng.

Rõ ràng ta thấy giao dịch theo xu hướng luôn mang lại cảm giác ít rủi ro hơn giao dịch ngược xu hướng.

Tuy nhiên, một nhà giao dịch phải chấp nhận rằng, đường EMA cũng giống như các công cụ giao dịch khác, có ưu điểm và có nhược điểm.

Các đường trung bình di động giúp họ nhận diện và chạy theo sau xu hướng, nhưng chúng cũng dễ mắc phải các bẫy khi thị trường chuyển động theo khung giá.

Vì không có gì là hoàn hảo cả, nhất là dùng các indicator trong giao dịch tài chính.

Bài trướcKênh giá là gì?
Bài tiếp theoRSI là gì?

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây